PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 60 - 67)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

PHẦN KẾT LUẬN

3. Giải pháp phát triển cây mía

PHẦN KẾT LUẬN

Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chủ trương này Đảng ta đã đề ra định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp đất nước là “cần hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến”. Việc thực hiện định hướng này sẽ tạo ra bước chuyển dịch lớn về cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp được nâng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho lực lượng lớn lao động nông nghiệp, thu nhập lao động nông nghiệp cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là: Vùng chuyên canh cây công nghiệp và các cơ sở chế biến sẽ phát triển ở quy mô nào, hướng phát triển ra sao.

Vùng mía đường Lam Sơn có diện tích lãnh thổ không nhỏ, vị trí địa lý, đất đai khí hậu thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh mía có qui mô lớn, năng suất cao.Nguồn lao động dồi dào, cần cù, có truyền thống trồng và chế biến mía từ lâu đời. Thực hiện chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước, Thanh Hóa đã hình thành một vùng trồng và chế biến mía có quy mô tương đối lớn trong nước, và nhà máy đường Lam Sơn là nét điển hình trong ngành chế biến mía đường Thanh Hóa. Cũng từ đó nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về “Tiềm năng và thực trạng của ngành chế biến mía - nguyên liệu của nhà máy đường Lam Sơn”. Trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tư vấn cho địa phương trong quá trình phát triển.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau về ngành trồng và chế biến mía của vùng mía đường Lam Sơn như sau:

Đây là ngành kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cơ cấu knh tế của tỉnh. Là một trong những vùng mía trọng điểm của tỉnh và cả nước. Đặc biệt ngành này thể hiện rõ mối liên kết nông công nghiệp được hình thành ở mức độ cao.Điều này thể hiện ở chỗ hai giai đoạn phát triển sản xuất chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau làm cơ sở nền tảng cùng thúc đẩy nhau phát triển. Ngoài ra để tạo nên mối liên kết nông công nghiệp chặt chẽ ngành mía đường cũng đã tạo nên được mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật - quản lý chặt chẽ giữa các ngành liên quan với nhau.

Sẵn có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cùng với các biện pháp chính sách phát triển hợp lý trong thời gian qua diện tích, năng suất, sản lượng mía của nhà máy không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên do trình độ thâm canh áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao, đầu tư cho cây mía còn hạn chế, mối quan hệ với công nghiệp chế biến chưa chặt chẽ nên diện tích mía chưa ổn định, năng suất hạn chế. Diện tích mía các địa phương còn manh mún nên chi phí cho vận chuyển mía cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây mía.

So với các địa phương khác trong tỉnh công nghiệp chế biến mía của nhà máy khá phát triển. Công nghệ chế biến cũng khá hiện đại, phần lớn quá trình chế biến đã được tự động hóa .Vì vậy sản lượng đường mật và một số sản phẩm sau đường đạt sản lượng khá cao.

Bước đầu ngành mía đường đã tạo nên được mối liên kết nông công nghiệp giữa trồng và chế biến mía, song mối liên hệ này lúc này lúc khác vẫn chưa chặt chẽ. Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành mía đường, đưa ngành này thực sự là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như đã trình bày trên, song để thực hiện được các giải pháp đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đối với các ngành và các cấp.

Đối với Nhà nước: Phải làm tốt công tác dự báo giá cả mía đường trong và ngoài nước. Hiệp hội mía đường cần tính toán chặt chẽ cân đối cung cầu về sản xuất và tiêu dùng đường trong từng vùng và từng thời điểm cụ thể.trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho chủ động trong sản xuất và xuất nhập khẩu đường. Nắm sát diễn biến của thị trường trong nước và thế giới, phân tích trình chính phủ để có biện pháp kịp thời tránh bị động. Tăng cường chống nhập lậu đường. Nắm chắc kiểm soát lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp để khi cần có yêu cầu bình ổn giá cả.

Để đảm bảo lợi ích người trồng mía nhà nước cần can thiệp kịp thời và hỗ trợ khi có sự biến động về giá giảm liên tục trong thời gian tối thiểu 30 ngày với mức giảm ít nhất 20% so với trước khi biến động.

Đối với các cấp chính quyền địa phương: Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi dồn điền đổi thửa cho nông dân và công nhân vùng mía để tạo điều kiện thâm canh và đưa cơ giới hóa vào sản xuất có hiệu quả cao. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, ban ngành trong tỉnh. Sở NN&PTNT tham mưu cho tỉnh hàng năm tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm sản xuất, học tập mô hình mới, tuyên dương các điển hình tiên tiến trong việc nâng cao năng suất, chất lượng mía.

Đối với nhà máy: Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên hoạt động hạch toán độc lập. Áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo mã số, mã vạch. Đầu tư nâng cao công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm. Đảm bảo bằng mọi giá thu mua toàn bộ nguyên liệu cho dân, chịu trách nhiệm mọi nhu cầu vật tư, thâm canh, cải tiến kỹ thuật khi người sản xuất có nhu cầu. Tạo điều kiện cho người trồng mía được mua cổ phần của nhà máy.

Đối với người trồng mía: Cần có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Trong điều kiện và thời gian có hạn, chắc chắn những nghiên cứu của nhóm chúng tôi còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1: Nhà máy đường Lam Sơn

( Nguồn: http://tamnhin.net)

Hình 2: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn vào vụ ép mía

Hình 3: Cánh đồng mía ở Thọ Phú

(Nguồn: http://tinthanhhoa.vn)

Hình 4: Dây chuyền sản xuất của nhà máy đường Lam Sơn

Hình 5: Thu hoạch mía nguyên liệu tại xã Lam Sơn (Ngọc Lặc)

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 60 - 67)