CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG CỦA NHÀ MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN THANH HÓA

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 40 - 41)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

2. Tác động của của cây mía tới đời sống, kinh tế và môi trường

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG CỦA NHÀ MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN THANH HÓA

1.Cơ sở định hướng

Mía là cây dễ trồng có thể phát triển trên các loại đất khác nhau. Tại các xã cung cấp mía cho nhà máy thì mía chủ yếu được trồng trên đất đồi. Trên nền đất đồi mía thường cạnh tranh với nhiều các loại cây cây công nghiệp và cây ăn quả khác, do các loại cây ăn quả cần nhiều thời gian gieo trồng mới thu hoạch được, lại không ổn định, vì vậy cây mía trở nên thắng thế hơn cac loại cây khác. Hơn nữa với các giống mía mới nhập thì cây mía có khả năng chịu được điều kiện nước tưới ít, hiêu quả kinh tế cao hơn.

Địa hình các huyện trồng mía cho nhà máy rất đa dạng, ở vùng trung du độ dốc địa hình thấp trung bình 150, phần lớn các đồi tròn thoải, đồng bằng tương đối bằng phẳng nên có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Nhiệt độ trung bình năm 220 - 230c, tổng lượng bức xạ nhiệt cao 8000 - 8.5000c, số giờ nắng 1600 - 1800 giờ, lượng mưa trung bình năm lớn >1600mm, mùa khô không gay gắt như một số địa phương khác trong cả nước. Chế độ nhiệt và chế độ ẩm rất thích hợp cho sự phát triển cây mía.

Như chúng ta đã biết Thanh Hóa là một tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, dân cư cần cù có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất mía từ lâu đời, lực lượng lao động có trình độ khá đông đảo, năng động nên có thể đáp ứng yêu cầu phát triển cần nhiều công chăm sóc và thu hoạch của cây mía. Nhất là việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất cần trình độ tay nghề cao. Mức sống của dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, nên sức mua đối với các sản phẩm chế biến từ mía trong dân cư ngày càng tăng. Có thể nói chỉ riêng thị trường trong tỉnh cũng là thị trường lớn đối với ngành mía đường Thanh Hóa, chưa kể thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới có nhu cầu ngày càng tăng, mà ngành mía đường chưa đáp ứng được. Những thông tin trình bày ở trên là điêu kiện thúc đẩy ngành mía đường Lam Sơn phát triển và hội nhập.

Hệ thống cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, nhất là mạng lưới giao thông vận tải, năng lượng, thông tin, các cơ sở chế biến có công nghệ hiện đại, công suất sao...đã hỗ trợ tích cực cho ngành mía đường ở Thanh Hóa phát triển mạnh.

Là cây có giá trị kinh tế xã hội cao hơn so với các loại cây trồng khác, cây mía được sự quan tâm đầu tư đặc biệt của Đảng Bộ và nhân dân trong địa bàn trồng mía.Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tế chúng ta thấy cây mía thực sự là cây có ý nghĩa quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên địa bàn của các huyện trồng mía cho nhà máy thì cây mía có diện tích phù hợp với quy mô đất đai nhưng năng suất còn thấp khoa học kĩ thuật chưa áp dụng nhiều...

Qua kết quả tìm hiểu ở trên chúng tôi xin đưa ra các mục tiêu và giải pháp phát triển như sau:

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w