Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 58 - 59)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

3. Giải pháp phát triển cây mía

3.2.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà máy với vùng nguyên liệu:

Từ thực tế nhà máy đường Lam Sơn cho thấy có tạo được mối quan hệ chặt chẽ với dân thì mới đảm bảo được nguồn nguyên liệu. Tức là phải dựa vào dân, giúp nông dân và cùng nông dân xóa đói giảm ngèo vươn lên làm giàu. Nông dân mà giàu thì nhà máy mới đứng vững và phát triển. Nhà máy có phát triển thì mới có thực lực để giúp nông dân làm giàu. “Nông dân đẻ ra nguyên liệu cho nhà máy sống”- [ Lê văn Tam - chủ tịch mía đường Lam Sơn ]. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa nông nghiệp và công nghiệp.Vùng có điều kiện làm mía thường ban đầu dân rất nghèo, độc canh cây lúa hoặc cây sắn là chính. Vì vậy khi chuyển sang làm mía dân sẽ thiếu lương thực, vậy nhà máy phải có biện pháp giúp nông dân có lương thực. Dân thiếu vốn thì giúp vốn, thiếu kỹ thuật phải hướng dẫn họ kỹ thuật. Nhà máy sẽ đảm bảo thu mua hết mía cho nông dân thông qua các hợp đồng theo quyết định 80 của Chính phủ.

Ngoài ra nhà máy cần có các biện pháp giúp đỡ nông dân các địa phương xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, điện, nước trường học, bệnh viện…tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa nhà máy với các địa phương. Có như vậy mới tạo cho người dân thấy lợi ích của người dân gắn liền với lợi ích nhà máy. Hơn nữa chính cán bộ công nhân viên nhà máy cũng sinh sống trên các địa phương vùng mía, nơi nhà máy đứng chân. Có hỗ trợ các đơạ phương xây dựng cơ sở hạ tấng thì bản thân CBNV nhà máy cũng được hưởng phúc lợi xã hội do nhà máy mang lại, mà bản thân nhà máy không phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các dịch vụ xã hội, phải trả lương cho bộ phận cán bộ lao động gián tiếp này. Điều này sẽ tạo tâm lý yên tâm làm việc cho CBNV nhà máy khi mà chất lượng các hoạt động của cuộc sống được đảm bảo. Lam Sơn đã chi hàng tỷ đồng cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, nhà tình nghĩa,...cho dân cư vùng mía, 80 tỷ đồng đầu tư cho người làm mía vay để sản xuất, hàng trăm tấn gạo hỗ trợ nông dân thiếu đói trong

buổi ban đầu. Kết quả hiện nay Lam Sơn là một trong những nhà máy có nguồn nguyên liệu dồi dào. Điều này càng chứng tỏ các nhà máy chế biến muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo mối quan hệ gắn bó với nông dân.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w