Các giải pháp về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 53 - 58)

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía

3.2.1.Các giải pháp về kĩ thuật

3. Giải pháp phát triển cây mía

3.2.1.Các giải pháp về kĩ thuật

Thành lập một viên nghiên cứu mía đường ở phía bắc ngay tại Thanh Hoá

Vùng mía đường Lam Sơn là vùng có diện tích sản lượng mía đường lớn nhất cả tỉnh, có thể coi đây là vùng trọng điểm mía đường của cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Nhưng ở khu vực phía bắc chưa có viện nghiên cứu mía đường để nghiên cứu các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến đường, công nghệ chế biến các sản phẩm sau đường. Thành lập được viện nghiên cứu này không những nâng cao được công nghệ chế biến cho các nhà máy hiện tại mà còn là nơi đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nghành đường để từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành mía đường đưa sản phẩm đường nước ta cạnh tranh với sản phẩm đường trong khu vực. Điều này rất cần thiết nhất là khi chúng ta gia nhập WTO, APTA, lúc này hàng rào thuế quan hoàn toàn bị phá bỏ, không còn bảo hộ của nhà nước, hàng hóa các nước tràn vào ồ ạt, giá rẻ hơn chúng ta hiện tại, chất lượng lại cao hơn. Vì vậy không có cách nào khác chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa phong phú từ mía.

Hoàn chỉnh đồng bộ dần hệ thống các cơ sở chế biến, nhất là các dây truyền chế biến các sản phẩm sau đường.Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm. Sử dụng ngay các sản phẩm chế biến từ mía làm nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất đường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có bốn nhà máy chế biến đường (Việt Đài, Nông Cống, Lam Sơn, Thạch Thành). Trong đó chỉ có Lam Sơn là tương đối ổn định. Sản xuất đã được cấp chứng nhận ISO 9002. Chất lượng sản phẩm khá cao có thể cạnh tranh với đường khu vực. Lam sơn cũng đã xây dựng được các dây truyền sản xuất sau đường như sản xuất cồn, bia, phân bón. Vấn đề của Lam Sơn là giá cả còn rất cao.

Năm 1995-1996 nhà máy đường Lam Sơn đầu tư trên 500 tỷ đồng nâng cấp thiết bị công nghệ. nâng cấp đưa giây truyền công nghệ ly tâm cao của Ốtxtrâylia vào sản xuất, kết quả sản lượng đường tăng rõ rệt, nhất là chất lượng sản phẩm nâng cao. Nhà máy đã sản xuất được những tấn đường trắng tinh luyện đầu tiên đủ tiêu

chuẩn xuất khẩu. Hao phí sản xuất giảm rất nhiều. Ngoài ra bằng việcđầu tư hơn 500 tỷ đồng xây dựng dây truyền sản xuất cồn xuất khẩu công xuất 2.5 triệu lít /năm, cồn thực phẩm 2 triệu lít /năm và 200 tấn/năm CO2 từ mật rỉ phế thải, 20.000tấn/năm phân vi sinh từ bùn lọc, 5000 tấn/ năm bánh kẹo. khiến mức tổng doanh thu của nhà máy ngày càng tăng từ năm1996 - 2002 sản lượng đường tăng 29 lần doanh số tăng 92.5 lần đạt >1000 tỷ đồng, nộp ngân sách >10 tỷ đồng,vốn tích lũy của công ty tăng 7 lần, mức thu nhập của CBNV tăng gấp 12 lần đạt trung bình 1.600.000 - 2.000.000 đồng/người/ tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Xuất lô hàng 3000 tấn sang Inđônêxia. Điều này càng khẳng định sự cần thiết phải khẩn trương nâng cấp các trang thiết bị sản xuất hiện đại cho các nhà máy.

Vậy đối với Lam Sơn cần phải hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao công nghệ của các dây truyền chế biến các sản phẩm sau đường. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh tiến tới hội nhập thị trường mía đường thế giới.

Tự động toàn bộ quá trình sản xuất hóa: Tăng cường đầu tư xây dựng các dây truyền chế biến các sản phẩm sau đường, để vừa tận dụng được nguồn nguyên nhiên liệu phế thải, vừa giải quyết đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa phong phú cho xã hội, tăng nguồn thu cho nhà máy. Đặc biệt với dây truyền chế biến phân vi sinh từ bùn lọc và chất phế thải bã mía, công ty có thể tự túc được nguồn phân bón giảm sự phụ thuộc vào biến động của thị trường phân bón. Hoặc sử dụng cồn thay thế một phần xăng dầu trong quá trình sản xuất. Sử dụng ngay nguồn bã mía phế thải làm năng lượng đốt lò tiết kiệm hàng triệu đồng tiền điện hàng vụ ép. Để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư có thể tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp.Thông qua các mối liên kết đó chúng ta vừa có thể đẩy mạnh sản xuất, vừa có thể tiếp cận với công nghệ sản xuất và phương thức

quản lý hiện đại, vừa giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình hoàn thiện lãnh thổ sản xuất nông công nghiệp trồng và chế biến mía hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, mở ra thị trường rộng lớn mới mẻ.

Còn về lâu dài công ty phải thường xuyên cải tiến, đầu tư nâng cao trang thiết bị công nghệ hiện đại, xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật, để vừa thúc đẩy sản xuất phát triển vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong tỉnh, trong nước và khu vực. Việc làm này vô cùng cần thiết nhất là khi chúng ta hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, APTA.

Cần coi trọng chiến lược con người. Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi, công nhân lành nghề và tập trung phát triển con người về mọi mặt.

Không có người lao động giỏi, có chuyên môn kỹ thuật giỏi thì không thể điều hành máy móc hiện đại, và điều đó dẫn đến không có chất lượng sản phẩm cao. Đây là qui luật chung của nền sản xuất xã hội .Để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng cao,sản xuất hoàn toàn tự động hóa, nhà máy luôn cần có chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.Quan tâm đến đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực cao, vì đây là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu khoa học tạo ra những sáng tạo trong sản xuất mà lại gắn liền với thực tế.Trong chiến lược con người nhà máy cần có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút tuyển dụng cán bộ giỏi được đào tạo cơ bản, có trình độ cao về nhà máy, nhất là cán bộ trong các lĩnh vực: kỹ thuật tự động hóa,nông nghiệp, tài chính, quản trị kinh doanh, makéttinh, tin học.. Phối hợp với các trường đại học Bách Khoa, Nông nghiệp, trong nước đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động của nhà máy. Có những chính sách động viên khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cải tiến kỹ thuật đối với cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Thực tế Lam Sơn mỗi năm đầu tư hơn 2 - 3 tỷ đồng cho công tác đào tạo với phương châm “từng bước tri thức hóa đội ngũ lao động đi liền với từng bước đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất” nên hiện

nay công ty có đội ngũ cán bộ lao động có trình độ có năng lực và khá năng động trong sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ trong sự thành công của nhà máy. Trong chiến lược con người nhà máy không những bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hôm nay mà cần cho cả những mai sau bằng chính thế hệ trẻ con em lao động tại nhà máy. Ưu tiên tuyển dụng con em CBNV nhà máy đã qua đào tạo các chuyên ngành cần thiết. Việc làm này sẽ khiến cho hầu hết CBNV nhà máy yên tâm sản xuất công tác, có ý thức xây dựng giữ gìn bảo vệ nhà máy. Vì họ xây dựng, giữ gìn, bảo vệ hôm nay chính là cho con cháu họ mai sau.

3.2.2. Giải pháp về thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ.

Trong quá trình phát triển của nhà máy, vốn-thị trường tiêu thụ là các vấn đề thời sự nóng bỏng. Các yếu tố này luôn song hành trong việc lỗ lãi của nhà máy. Đây thực sự là gánh nặng đối với các nhà máy chế biến đường nói chung và nhà máy đường Lam Sơn nói riêng đã hoàn toàn vứt bỏ bao cấp, bảo trợ.Các nhà máy chế biến đường Việt Nam nói chung nhìn chung vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước, nhất là vấn đề về vốn đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Khi chúng ta gia nhập WTO, vấn đề bảo trợ ưu đãi hoàn toàn chấm dứt, vì vậy việc phá sản là đương nhiên nếu không tự vươn lên. Nên chiến lược thị trường cần được đặt lên hàng đầu đối với nhà máy. Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống của nhà máy. Ở đây cần có đội ngũ ma két tinh giỏi. Có thể thông qua việc xây dựng mạng lưới hệ thống các cửa hàng dịch vụ bán và giới thiệu sản phẩm để chào hàng và mở rộng thị trường trong cả nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm của nhà máy là vấn đề quan trọng. Muốn xây dựng được thương hiệu sản phẩm, ngoài các thủ tục hành chính pháp lý như đăng ký bản quyền.. thì việc giữ cho được và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu. Ngoài ra để quảng cáo thương hiệu sản phẩm, nên có sự điều chỉnh giá cả hợp lý đối với các mối hàng lớn, lâu dài, vừa giảm giá đối với các mạng lưới tiêu thụ nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn (Trang 53 - 58)