IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển của cây mía
3. Giải pháp phát triển cây mía
3.1.2. Giải pháp về kĩ thuật thâm canh mía
Tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống mía, đưa các giống mía cao vào sản xuất - Vùng mía đường Lam Sơn là vùng có điều kiện thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, tuy mùa khô không gay gắt bằng các vùng khác trong nước song thường xuyên chị ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, hạn hán sương muối...Ở một số vùng, nhất là vùng đồi núi của các xã thuộc huyện Ngọc Lặc như: xã Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo...Và một số xã huyện khác chưa có hệ thống tưới tiêu sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên, vì vậy trong thời gian qua năng suất mía nhìn chung vẫn còn thấp trung bình mới chỉ đạt 50tấn/ha. Để tăng năng suất biện pháp rẻ tiền nhất là tuyển chọn được bộ giống hợp lí đáp ứng được hiệu quả kinh tế tổng hợp, vừa cho năng suất cao, vừa có giống thích hợp với vùng đất cao hạn, đất thấp, đất chua phèn đất bãi. Hiện tại bộ giống đã có một số loại nhiễm bệnh, thoái hóa, năng suất thấp hơn mức yêu cầu như các giống MY134, MY156... Nếu nhập toàn bộ giống của nước ngoài thì giá thành sẽ rất cao nên cần có kế hoạch nhân nhanh các loại giống mới. Tăng cường hiệu quả hoạt động các trạm, trại nghiên cứu lai tạo, bình tuyển giống ngay tại địa phương để tìm ra loại giống thích hợp nhất.
- Để đưa các giống mía cao sản vào sản xuất đòi hỏi phải có kĩ thuật, nguốn vốn đầu tư cao. Do vậy cần có kế hoạch tập huấn khuyến nông thường xuyên cho nông dân. Hướng dẫn người nông dân quy trình kĩ thuật trồng mía để đạt hiệu quả. Xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thâm canh tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra để đưa được giống mới vào sản xuất thì nguồn vốn để mua giống không phải nhỏ, do đó công ty phải có kế hoạch hỗ trợ nông dân, thậm chí có thể giảm bớt hoặc cho không họ giống mới ở những vụ đầu nhằm khuyến khích sản xuất.
- Từng bước chuyển đổi tập quán canh tác thuần túy tiến tới đi vào sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp, quan tâm hưỡng dẫn trồng mía thời vụ, rãi vụ
phù hợp với thời gian sản xuất của nhà máy nhằm mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía và nhà máy.
Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
- Những thành tựu tiến bộ của khoa học kĩ thuật mang lại sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xu thế chung hiện nay là sản phẩm có mức hao phí khoa học cao là sản phẩm có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao, tiết kiệm nhiều nguồn nhân lực thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà các nước tư bản phát triển đều tăng nhanh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học, nhất là khoa học cơ bản. Vì đó là con đường cơ hiệu quả nhất để tăng hiêu quả kinh tế xã hội của nền sản xuất.
- Trên đây là xu hướng quản lí chung mà rất nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu phát minh ra những thành tựu khoa học mới còn hạn chế, vì vậy việc đầu tư trang thiết bị kiến thức để tiếp thu những thành tựu khoa học mới là vô cùng cần thiết.
- Đứng trước xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu thực tế của những năm sản xuất gần đây trình độ lao động vùng mía đã có cải thiện đáng kể bởi lớp lao động trẻ được tăng cường ngày càng nhiều, tuy nhiên phần đa lao động mía hiện nay vẫn là người nông dân có trình độ thấp, nhất là ở địa phương đồng bào dân tộc chiếm tỉ lệ lớn. Nên lâu dài cần có kế hoạch đào tạo để nâng cao hơn trình độ người làm mía. Có thể giải quyết vấn đề này băng các phương án sau:
- Các cấp chính quyền địa phương phối hợp cùng công ty, cac cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho con em nông dân vùng mía có điều kiện học hết bậc THPT, tức có trình độ 12/12. Điều này sẽ giúp cho đội ngũ lao động vùng mía tương lai trong khoảng thời gian không xa sẽ có trình độ nhất định, từ đó họ có khả năng thuận lợi hơn đưa các tiến bộ mới vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh mía để đạt năng suất cao.
- Cùng với việc tuyển chọn lao động có chuyên môn kĩ thuật được đào tạo sẵn từ các trường chuyên ngiệp trong cả nước làm việc tại trạm nông vụ thì vùng mía phải có kế hoạch đào tạo lao động chỗ. Có thể phối hợp với các trung tâm khuyến nông của các địa phương, trường đại học Hồng Đức, mở các lớp tập huấn tại chỗ cho nông dân. Đồng thời cử lao động tại địa phương đi học các khóa học nâng cao chuyên môn tại các trường đào tạo chuyên nghiệp. Chính lực lượng lao động này sẽ là nòng cốt để phát triển.
- Nhà máy phối hợp với các địa phương hỗ trợ lớp lao động trẻ được học được tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, được làm quen với nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. Có như vậy mới tạo ra được ở vùng mía một đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật, năng động, sáng tạo, dám đưa cái mới vào sản xuất.