Hoạt động dạy học A Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 99 - 101)

A. Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS.

- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con các chữ hoa: B, H, T; các từ: Bố Hạ, Bầu.

B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài

Trong tiết tập viết này, các em sẽ ôn cách viết chữ hoa C và kết hợp ôn các chữ hoa, tên riêng

Cửu Long và câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Ngoài ra chúng ta sẽ kết hợp ôn luyện viết các chữ hoa khác (S, N,L,T)

- HS đọc lại nội dung bài tập viết.

2. Hướng dẫn viết trên bảng con

a) Luyện viết chữ hoa

- HS tìm các chữ hoa trong bài: C, L, T, S, N. - GV viết mẫu,kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

- HS tập viết bảng con các chữ C và S, N (chữ L đã tập viết ở tuần 2, chữ T tập viết ở tuần 3).

b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc từ ứng dụng: Cửu Long.

- GV giải thích: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ

- HS tập viết trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn

- GV giải nghĩa nội dung câu ứng dụng: công ơn của cha được so sánh với núi Thái Sơn cao lớn, nghĩa mẹ so sánh như nước trong nguồn chảy ra không bao giờ hết. Câu ca dao khẳng định công ơn của cha mẹ rất to lớn.

- HS tập viết các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa

3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết

- GV nêu yêu cầu:

+ Viết chữ C: 1 dòng + Viết các chữ L, N: 1 dòng + Viết tên riêng Cửu Long: 2 dòng + Viết câu ca dao: 2 lần

- HS viết vào vở tập viết. GV chú ý hướng dẫn HS viết đúng quy trình các nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu ca dao đúng mẫu đồng thời kết hợp uốn nắn tư thế ngôi, cầm bút, để vở…

4. Chấm, chữa bài

- GV chấm một số bài tại lớp.

- Nhận xét chung và sửa chữa những chữ nhiều HS viết sai

5. Củng cố, dặn dò

- GV biểu dương những HS viết đúng, viết đẹp. - Dặn HS về luyện viết phần bài tập ở nhà.

Chương VII

PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂUA. MỤC TIÊU A. MỤC TIÊU

Dạy PPDH Luyện từ và câu nhằm giúp sinh viên nắm vững: - Vị trí, nhiệm vụ, của dạy học Luyện từ và câu.

- Nội dung chương trình và cấu trúc SGK Luyện từ và câu ở các lớp 2,3,4,5. - Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu.

- Tổ chức dạy học Luyện từ và câu.

- Vận dụng lí thuyết vào việc thiết kế các giáo án và tập dạy các bài Luyện từ và câu ở các lớp 2,3,4,5.

B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Phân tích vị trí của phân môn Luyện từ và câu (cơ sở của việc sát nhập, chuyển đổi tên gọi Từ ngữ - Ngữ pháp thành Luyện từ và câu; Vai trò của Luyện từ và câu trong nhà trường tiểu học và trong cuộc sống; Vị trí của Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt tiểu học). 2. Phân tích làm rõ nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học.

3. Mô tả, phân tích nội dung chương trình Luyện từ và câu ở các lớp 2,3,4,5. So sánh nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 2-3 và lớp 4-5.(các nguồn tài liệu như mục 1)

4. Tìm hiểu cấu trúc dạng bài học Luyện từ và câu được thể hiện trên SGK Tiếng Việt lớp 2-3 và lớp 4-5.

5. Tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu.

6. Tìm hiểu các phương pháp dạy học Luyện từ và câu. Lấy ví dụ phân tích minh hoạ rõ từng phương pháp.

7. Tìm hiểu các biên pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu lớp 2-3.Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp.

8. Tìm hiểu các biện pháp và hình thức dạy học Luyện từ và câu lớp 4-5. Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp.

9. Tìm hiểu quy trình dạy học Luyện từ và câu lớp 2-3 và lớp 4-5.

C NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w