1. Chương trình học vần
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 9832/BGDĐT-GDTH, Chương trình học vần lớp 1 gồm 103 bài được học trong 24 tuần, mỗi bài học 2 tiết, mỗi tiết 35 phút. Cuối chương trình có 2 bài kiểm tra, mỗi bài 2 tiết.
-Học kì I: học 18 tuần gồm 76 bài.
-Học kì II: học 6 tuần đầu, gồm có 27 bài.
Chương trình dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kĩ năng khác (nghe, nói). Ngữ liệu để học ở giai đoạn học chữ là những từ ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao ... phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu học được lựa chọn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 1, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết cho HS.
2. Sách giáo khoa học vần
2.1. Nguyên tắc biên soạn sách
Mục tiêu của Tiếng Việt 1 là dạy Tiếng Việt cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên khắp các miền, vùng của đất nước. Vì thế, sách Tiếng Việt 1, phần 1 chú trọng một số nguyên tắc biên soạn sau:
-Dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kĩ năng khác (nghe và nói).
-Dạy chữ phải thông qua nghĩa (không dạy vẹt), lấy đơn vị tiếng, từ ngữ làm đơn vị trung tâm.
-Tận dụng năng lực tiếng Việt của trẻ em bản ngữ tuổi đến trường. Chú ý dạy chữ trong từ, dạy từ trong câu, dạy câu trong môi trường giao tiếp tự nhiên.
-Đa dạng hóa các ngữ liệu học (câu, bài ứng dụng) theo một tỷ lệ hợp lý giữa văn nói và văn viết, giữa văn vần và văn xuôi.
-Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS. Bước đầu, giáo viên (GV) hướng dẫn cho HS khả năng tự học, tự tìm tòi.
2.2.Cấu trúc sách
Sách giáo khoa học vần (Tiếng Việt 1 – tập 1 và 4 tuần đầu của sách Tiếng Việt 1 – tập 2) được gọi là “Phần 1” gồm 103 bài học chia thành 3 phần như sau:
Phần Nội dung Số bài
1. Làm quen Chữ cái e, b và các dấu thanh 06
2.Chữ cái và âm Các con chữ đơn, kép thể hiện phụ âm, nguyên âm 25
3. Vần thường gặp Các kết hợp con chữ thể hiện vần thường gặp 72
Tổng cộng 103
2.3. Cấu trúc bài học
-Bài dạy chữ cái và âm, vần:
Mỗi bài đều có cấu trúc tương tự, trình bày trong 2 trang sách, thuận tiện cho việc dạy và học.
Trang thứ nhất gồm:
a. Các đơn vị chữ của bài (âm hoặc vần). b. Tiếng chứa các đơn vị chữ.
c. Tranh ảnh minh họa từ chứa tiếng, chứa đơn vị chữ. d. Từ chứa tiếng, chứa đơn vị chữ.
e. Từ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học.
Trang thứ hai gồm:
g. Câu (đoạn) chứa đơn vị chữ vừa học.
h. Tranh minh họa câu, đoạn chứa đơn vị chữ vừa học. i. Chủ đề luyện nói.
j. Tranh minh họa chủ đề luyện nói. -Bài dạy ôn tập âm, vần:
Trình bày trong 2 trang sách theo cấu trúc sau: Trang thứ 1:
a. Mô hình tiếng chứa đơn vị mẫu học trong tuần (âm, vần). b. Tranh minh họa từ, chứa tiếng, chứa đơn vị mẫu.
c. Bảng kết hợp ôn tập cùng loại.
d. Từ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại. e. Thể hiện chữ viết thường của đơn vị cùng loại.
Trang thứ 2:
f. Câu, đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm, vần cùng loại vừa học. g. Tranh minh họa cho câu, đoạn ứng dụng.
h. Truyện kể (giáo viên kể cho học sinh nghe). i. Tranh minh họa cho truyện kể.