VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY TẬP VIẾT 1 Vị trí

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 81 - 82)

1. Vị trí

Tập viết là môn học mở đầu quá trình học tập nhằm rèn luyện cho học sinh một trong những kĩ năng quan trọng trong việc học tiếng Việt ở nhà trường : kĩ năng viết chữ.

Chữ viết của học sinh có quan hệ đến toàn bộ quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

2. Nhiệm vụ

2.1. Rèn luyện kĩ năng viết chữ cho HS, cụ thể là:

Chương trình chú trọng dạy học sinh viết đúng hình dáng, kích thước các chữ viết thường và chữ viết hoa, chủ yếu là cỡ chữ vừa; thao tác đưa bút đúng quy trình viết; biết nối các chữ hoa và chữ thường trong một tiếng.

2.2. Kết hợp dạy kĩ thuật viết chữ với dạy học vần và rèn chính tả, mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy cho học sinh.

2.3. Góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kỷ luật , óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác.

II.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TẬP VIẾT1. Cơ sở tâm sinh lý của việc dạy tập viết 1. Cơ sở tâm sinh lý của việc dạy tập viết

1.1.Các đặc điểm sinh lý ảnh hưởng đến việc dạy tập viết:

- HS Tiểu học chưa có sự phát triển cơ thể đầy đủ. Độ cong của xương sống (ở các xương cổ, lưng, ngực) đang được hoàn thiện dần. Do vậy, HS dễ mắc các bệnh cong, vẹo cột sống, gù lưng..., nếu bàn ghế ngồi của các em không vừa với tầm cao.

- Bộ xương của HS đang được định hình (cốt hoá), do đó, học sinh rất khó khăn khi nắm kĩ thuật viết, bàn tay trẻ chóng mỏi, HS không thể viết nhanh và cũng không thể viết quá lâu. Vì vậy, nên giao cho học sinh một số bài tập vừa phải để các em tập viết, phù hợp với đặc điểm trên.

- Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng, Những cơ lớn phát triển nhanh hơn các cơ nhỏ. Do đó trẻ dễ thực hiện những cử động tương đối mạnh nhưng lại khó thực hiện những cử động nhỏ đòi hỏi tính chính xác như việc viết từng con chữ.

Từ các đặc điểm trên, khi dạy tập viết, các nhà trường và GV cần chú ý các điều kiện vật chất tối thiểu để HS tập viết đúng quy định như:

+ Phòng học phải đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học.

Bàn ghế đúng quy định, phù hợp với tầm vóc của HS để khi viết các em không phải dướn người lên do bàn quá cao hoặc đứng viết do bàn cao ghế thấp, không phải gò người do bàn thấp ghế cao.

+ Học phẩm để dạy tập viết phải đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu của bộ môn:

- GV phải hướng dẫn cho HS có tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút, để vở, khoảng cách từ vở đến mắt…để tránh gây ra những di hại về sức khoẻ.

2.2.Thực hiện đúng quy trình dạy kĩ năng viết qua hai giai đoạn:

-Giai đoạn hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết.Giai đoạn này GV cho HS tiếp xúc, quan sát chữ mẫu để các em hiểu, ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng con chữ.

-Giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ như luyện viết trên bảng lớp, trên bảng con, luyện viết trong vở tập viết…

Vận dụng hai giai đoạn trên vào dạy tập viết, GV cần chú ý đến các bước: giải thích cách viết, HS tập viết thử, HS luyện viết chữ.

2.Cơ sở ngôn ngữ học

Để rèn luyện chữ viết cho HS, GV cần chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của chữ viết tiếng Việt gồm hai loại nét cơ bản là nét thẳng và nét cong. Phối hợp 2 loại nét cơ bản trên thành các loại nét phức tạp hơn như nét móc, nét khuyết…Từ đó GV cần hiểu rõ tại sao cần luyện viết chữ cho HS theo từng nhóm chữ.

III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ VỞ TẬP VIẾT1. Chương trình và vở Tập viết lớp 1

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w