Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 94 - 99)

1. Mở đầu: GV nêu yêu cầu các tiết tập viết trong sách TV1, phần 2:

- Tập tô các chữ cái hoa, viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học ở các bài tập đọc, cỡ vừa và nhỏ.

- HS cần có bảng con, phấn, khăn lau, vở Tập viết 1, bút chì, bút mực,gọt bút chì….

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài:

GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết nêu nhiệm vụ của tiết học: Giờ tập viết đầu tiên của sách Tiếng Việt 1 tập 2, các em sẽ tập tô các chữ cái hoa: A, Ă, Â, tập viết các vần ai, ay và từ ngữ ứng dụng mái trường, điều hay.

b. Hướng dẫn HS tô chữ cái hoa

- Hướng dẫn HS quan sát chữ và nhận xét Chữ A:

- GV gắn mẫu chữ A hoa trên bảng cho HS quan sát (hoặc chữ A hoa trong bảng phụ và vở tập viết)

- GV gợi ý HS nhận xét: Chữ A Gồm mấy nét? Kiểu nét như thế nào?

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét về số lượng nét, kiểu nét.( chữ A gồm 3 nét, nét 1 là nét nghiêng, đầu nét nghiêng móc cong, nét thứ 2 là nét móc ngược, nét 3 là nét ngang viết lượn mềm mại).

- GV nêu quy trình viết chữ A vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ: nét nghiêng thứ nhất đặt bút ở dòng kẻ thứ 3 bên trái móc cong xuống dòng kẻ 1 đưa bút lượn mềm mại lên góc phải trên dòng kẻ 6, nối liền với nét 2 là nét móc ngược, điểm kết thúc nét móc ngược ở dòng kẻ thứ 2. Sau đó lia bút đến giữa khung chữ thì viết nét 3 là nét ngang (nét ngang viết lượn mềm mại).

Chữ Ă, Â tiến hành tương tự như dạy chữ A, chữ Ă, chữ Â chỉ khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên đỉnh.

- Cho HS viết bảng con

c. Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng

-HS đọc vần và từ ngữ ứng dụng:ai, ay, mái trường, điều hay

- HS quan sát mẫu trên bảng phụ hoặc trong vở tập viết - GV viết mẫu, vần, từ kế chữ mẫu

- HS tập viết bảng con.

d. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1

- GV hương dẫn HS tô từng dòng các chữ cái hoa A, Ă, Â. - HS tập viết các vần ai, ay, từ ngữ mái trường, điều hay. - GV kết hợp uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút,…

- GV chấm chữa bài cho HS (chấm một số bài tại lớp).

3. Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học, HS bình chọn người viết đúng, viết đẹp nhất, GV biểu dương những HS đó.

- Nhắc HS về viết phần luyện viết ở nhà.

Tuần 10: H – Hai sương một nắng

(Vở Tập viết 2 – T1 – tr.23)

I.Mục đích yêu cầu

-Rèn kĩ năng viết chữ: -Biết viết hoa chữ H.

-Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ: Hai sương một nắng, biết cách nối liền nét từ chữ H sang chữ cái đứng liền sau.

II. Chuẩn bị

-Chữ mẫu : H viết hoa

-Băng giấy viết mẫu sẵn cụm từ ứng dụng : Hai sương một nắng. -Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) kẻ sẵn khung chữ để viết mẫu. -Vở tập viết 2, tập 1.

III. Hoạt động dạy học

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Ổn định tổ chức:(1’)

- Kiểm tra đồ dùng học tập . Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra bài viết ở nhà

- Đọc cho HS viết bảng con : chữ G. - Gọi 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng . - Đọc cho HS viết vào bảng con :Góp ... * GV nhận xét, đánh giá từng nội dung kiểm tra trên.

Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài:(1’)

Tiết tập viết hôm nay các em sẽ học viết

- Học sinh kiểm tra lẫn nhau.

- HS viết bảng con: G. - “Góp sức chung tay”. - Hs viết bảng con : “Góp”.

chữ hoa H và học viết cụm từ ứng dụng “ Hai sương một nắng”.

2.Hướng dẫn viết chữ hoa : H (5-6’) 2.1.HDHS quan sát, nhận xét chữ H.

Hỏi: Chữ H cao mấy đơn vị, rộng mấy ô ? Chữ H gồm mấy nét ?

+ Nét 1: kết hợp 2 nét cơ bản- cong trái và lượn ngang.

+ Nét 2: kết hợp 3 nét cơ bản :khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải.

+ Nét 3: thẳng đứng (nằm giữa đoạn nối 2 nét khuyết ). 2.2.HDHS viết chữ H (bảng con). 3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:(5-6’) 3.1.Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng.

Hỏi: Em hiểu cụm từ “Hai sương một nắng” ý nói gì?

3.2.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: GV gắn cụm từ ứng dụng viết sẵn trên giấy rời lên bảng cho HS quan sát.

Hỏi: Chữ cái nào cao 2,5 đơn vị? Hỏi: Chữ cái nào cao 1,5 đơn vị? Hỏi: Những chữ cái nào cao 1 đơn vị? Hỏi: Khoảng cách của các chữ ( tiếng) bằng bao nhiêu?

Hỏi: Cách nối nét giữa các chữ như thế nào?

- Chữ H cao 2,5 đơn vị (5 dòng li) , rộng 2,5 đơn vị ( 5 ô), gồm 3 nét.

- HS viết bảng con: H

- HS đọc cụm từ : Hai sương một nắng. - Sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động.

3.3.HDHS viết chữ “Hai” ở bảng con. 4.HDHS viết vào vở tập viết:(15’)

- GV theo dõi HS viết, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, để vở, giúp đỡ HS yếu. 5.Chấm, chữa bài:(5’) - Chấm 5 -7 bài, sau đó nhận xét. 6. Củng cố ,dặn dò:(1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS tập viết ở nhà. - Chữ H, g cao 2,5 đơn vị. - Chữ t cao 1,5 đơn vị.

- Các chữ cái : a, s, i, ư ,ơ, n, m, ô, ă.

- Khoảng cách các chữ ( tiếng ) bằng khoảng cách viết 1 chữ cái.

- Nét móc phải của chữ H chạm vào nét cong trái của chữ a. Nét móc cuối của chữ a nối liền với nét xiên của chữ i…

- HS viết bảng con: Hai

- HS viết theo hướng dẫn của GV về số dòng viết.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nghe.

3.Tập viết lớp 3 Tuần 4: Ôn chữ hoa C

(Vở Tập viết 3 –T1 – tr. 9)

I. Mục đích yêu cầu

Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng: • Viết tên riêng Cửu Long bằng cỡ chữ nhỏ.

• Viết câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy

ra bằng cỡ chữ nhỏ. theo cỡ chữ nhỏ.

II. Chuẩn bị

• Tên riêng Cửu Long và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li. • Vở Tập viết 3, tập 1, bảng con, phấn…

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w