Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 46 - 47)

- Phân tích, đánh giá các nguyên tắc, các phương pháp được vận dụng trong thực tiễn

2.2.6.Phương pháp dạy học nêu vấn đề

2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt

2.2.6.Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp tích cực nhằm chuẩn bị trực tiếp cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và khả năng hợp tác.

Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong tất cả các loại bài của môn Tiếng Việt, đặc biệt là các bài có yêu cầu thực hành kĩ năng nói, viết văn bản; nói các nghi thức lời nói.

Hai điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề là:

-GV phải tạo ra được tình huống có vấn đề trong quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức hoặc rèn luyện kĩ năng. Tình huống có vấn đề được tạo ra từ ba yếu tố cơ bản:

+ Hai là, nhu cầu nắm kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.

+ Ba là, dự báo khả năng nắm được kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.

Để đưa ra được tình huống có vấn đề, giáo viên phải cho học sinh biết: Trong bài học này, các em có điều gì chưa biết ? Các em có mong muốn khám phá điều chưa biết đó và đưa nó vào vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân không ?

-Giáo viên phải giúp học sinh tìm ra được các việc làm cụ thể, thứ tự của các việc làm đó để giải quyết được vấn đề đã đặt ra và hoàn thành nhiệm vụ của bài học.

Một ví dụ về phương pháp dạy học nêu vấn đề: Phần thứ nhất của bài Tập làm văn tuần 24 (sách Tiếng Việt 2, tập 2) mục tiêu của phần này là học sinh biết đáp lời đồng ý. Giáo viên thực hiện phương pháp này như sau:

-Giáo viên tạo tình huống có vấn đề:

+ Yêu cầu 2 học sinh đóng vai: Em thứ nhất vai người xin phép hoặc nhờ vả em kia một việc nào đó, em thứ hai đóng vai người nói lời đồng ý (với lời xin phép hoặc nhờ vả của người thứ nhất).

Giáo viên hướng dẫn các học sinh khác quan sát xem sau khi học sinh thứ hai nói lời đồng ý thì học sinh kia có đáp lại lời đồng ý không ? Kết quả quan sát có thể là không có lời đáp lại lời đồng ý.

+ Yêu cầu các học sinh khác nhận xét xem bạn chưa đáp lại lời đồng ý như vậy có lịch sự không ? Các bạn khác khi gặp trường hợp được người khác nói lời đồng ý có muốn đáp lại không ?

+ Khi xin phép hoặc đề nghị, nhờ vả ai việc gì, nếu người đó đồng ý tức là đã giúp đỡ ta, ta phải đáp lại lời đồng ý như thế nào ?

-Giáo viên giúp học sinh tìm ra các việc làm để giải quyết vấn đề đặt ra ở trên: + Nói lời cảm ơn.

+ Nếu khi nói lời đồng ý, người kia còn yêu cầu ta điều gì thì ta phải nói lời đáp lại lời yêu cầu đó sau khi đã nói lời cảm ơn…

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 (Trang 46 - 47)