IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1 Các phương pháp dạy học Luyện từ và câu
1.1 Phương pháp giải nghĩa từ
- Giải nghĩa từ bằng trực quan: là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, phim
ảnh,… để giải nghĩa từ.
Đặc điểm lứa tuổi HS nhỏ khiến cho trực quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học đặc biệt đối với các lớp đầu cấp. Biện pháp này giúp HS hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng, nhanh chóng nhưng đòi hỏi GV phải chuẩn bị hết sức công phu và cần cân nhắc kĩ để sử dụng có hiệu quả.
Trong dạy học Luyện từ và câu, GV cần chú ý khai thác triệt để kênh hình trong SGK. Biện pháp trực quan được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau. Sau đây là một số cách thức sử dụng biện pháp trực quan thể hiện trên SGK Tiếng Việt các lớp:
+ Cung cấp tranh, tìm từ tương ứng. Ví dụ 1:
Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối,…được vẽ dưới đây
( TV2- T1- tr. 26) Ví dụ 2:
Tìm từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ dưới các tranh dưới đây
(TV 2 – T 2 – tr. 129)
+ Cung cấp một số từ chỉ đặc điểm và tranh vẽ loài vật, yêu cầu HS xác định sự tương ứng giữa từ với con vật trong tranh đã cho.
Ví dụ:
Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợ, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn.
+ Cung cấp tranh các con vật và số thứ tự kèm theo, yêu cầu HS viết tên các con vật trong tranh.
Ví dụ:
Viết tên các con vật trong tranh:
TV 2 – T2 – tr. 134)
+ Cung cấp tranh có chứa các đồ vật được vẽ ẩn trong tranh, yêu cầu HS tìm đồ vật và công dụng của đồ vật ấy.
Ví dụ:
Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì? (TV2 – T1 – tr. 90)
+ Dựa vào tranh, chọn từ để trả lời câu hỏi
Ví dụ: Dựa vào tranh, chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lới câu hỏi (TV 2 – T1 – tr. 122)
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: là biện pháp đưa từ vào câu . Trong ngữ cảnh, từ được các
từ khác bao quanh làm cho rõ nghĩa.
- Giải nghĩa từ bằng định nghĩa (mô tả chi tiết đối tương mà từ gọi tên): Đây là phương
triển ngôn ngữ và tư duy cho các em. Tuy nhiên GV phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi để đặt ra yêu cầu mức độ giải nghĩa phù hợp. Ở lớp 2,3 chỉ yêu cầu giải nghĩa ở mức độ đơn giản. Ở lớp 4,5 mức độ giải nghĩa gần với khái niệm hơn.. Biện pháp này được thực hiện với nhiều cách thức như sau:
+ Hình thức đơn giản nhất là cung cấp một số từ ngữ và các nghĩa ứng với chúng, yêu cầu HS chọn nghĩa cho sẵn ứng với từ.
Ví dụ:
Tìm từ tong ngoặc đơn ứng với mỗi nghĩa sau:
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi
c. Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu trong đất liền.
(suối, hồ, sông) (TV2 – T2 – tr. 64)
+ Cung cấp nghĩa từ hoặc dấu hiệu của từ, yêu cầu HS tìm từ thể hiện nghĩa đó. Dạng bài tập này được luyện tập qua trò chơi giải ô chữ.
Ví dụ:
Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dưới đây: Gợi ý: Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T
- Dòng 1: cùng nghĩa với từ thiếu nhi. - Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác. - Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy. - Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng.
- dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ). - Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối). - Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng (tập…) - Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.
+ Cho một số câu thành ngữ, tục ngữ và các gợi ý giải nghĩa, yêu cầu HS chọn ý thích hợp để giải nghĩa ý chung của câu tục ngữ, thành ngữ.
Ví dụ:
Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau: a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
b. Lá rụng về cội.
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
(làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ).
(TV5 – T1 – tr. 33).
+ Cung cấp một số từ ngữ, yêu cầu HS tìm nghĩa của chúng. Ví dụ:
Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người Việt Nam ta? a. Chịu thương chịu khó
b Dám nghĩ dám làm c. Muôn người như một d. Trọng nghĩa khinh tài e. Uống nước nhớ nguồn
(TV5 – T1 – tr. 27)
- Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
HS tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. Dạng bài tập này thường là điền từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa vào chỗ trống.
- Giải nghĩa từ bằng đặt câu:
Biện pháp này thể hiện ở các bài tập cho trước từ, yêu cầu HS đặt câu.
Ngoài ra, GV có thể sử dụng thêm các biện pháp giải nghĩa từ khác như: giải nghĩa từ bằng so sánh đối chiếu, giải nghĩa từ bằng phân tích từ ra các thành tố.