IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1 Các phương pháp dạy học Luyện từ và câu
1.2. Phương pháp mở rộng vốn từ
Làm giàu vốn từ là nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học.. Mở rông vốn từ cho HS tiểu học cần tuân thủ các nguyên tắc chung là mở rông vốn từ theo chủ đề và mở rộng từ theo quy luật liên tưởng.
Giáo viên có thể hướng dẫn HS mở rống vốn từ theo các cách sau :
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa:
Biện pháp mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, nhiều nghĩa…Đây là biện pháp mở rộng từ được sử dụng nhiều ở các lớp tiểu học. GV có thể sử dụng những cách thức như sau: + Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho trước
Ví dụ:
Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
M: - Từ cùng nghĩa: thật thà
- Từ trái nghĩa: gian dối
(TV4 – T1 – tr. 48)
+ Cung cấp chủ điểm, yêu cầu HS tìm từ ngữ xoay quanh chủ điểm đó. Ví dụ 1:
Tìm những từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. (TV2 – T1 – tr. 116)
Ví dụ 2:
Tìm các từ ngữ:
a. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ M: tập luyện b. Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh M: vạm vỡ
(TV4 – T2 – tr 19)
+ Cho một dấu hiệu ngữ nghĩa của từ, yêu cầu HS liên tưởng tìm những từ ngữ theo dấu hiệu ngữ nghĩa đó.
Ví dụ: Tìm từ ngữ chỉ tiếng gió thổi.
Mở rộng từ theo quan hệ cấu tạo có nghĩa là HS dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn để tìm các từ ngữ có cùng yếu tố cấu tạo và cùng kiểu cấu tạo. Các yếu tố dùng để cấu tạo từ thường là những yếu tố gốc có khả năng tạo từ mới cao. Biện pháp này được sử dụng bằng những cách thức chủ yếu sau:
+ Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa (một hình vị), yêu cầu HS tìm các từ có chứa tiếng đó. Ví dụ 1: Tìm các từ: - Có tiếng học. M: học hành - Có tiếng tập. M: tập đọc (TV2 – T1 – tr.. 17) Ví dụ 2: Tìm các từ:
a) Chứa tiếng hiền. M: dịu hiền, hiền lành b) Chứa tiếng ác. M: hung ác, ác nghiệt
(TV4 –T1 – tr.33)
Ví dụ 3:
Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
(TV5 – T1 – tr. 18)
+ Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa (hoặc từ), yêu cầu HS ghép tiếng, từ đó với một
số tiếng, từ khác để tạo thành từ ngữ mới. Ví dụ 1:
Ghép từ công dân vào trước hoặc sau những từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:
Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự.
(TV5 – T2 – tr.28) Ví dụ 2:
Ghép tiếng bảo (có nghĩa “giữ, chịu trách nhiệm”) với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng từ điển tiếng Việt)
Đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ (TV5 – T1 – tr. 116)