Hoạt động du lịch theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 86 - 99)

Nghệ An hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa… Trong những năm qua du lịch Nghệ An đã đạt được những bước tăng trưởng nhất định thể hiện ở cả khía cạnh ngành và lãnh thổ.

Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh thể hiện qua các tiêu chí cơ bản là: Nguồn khách, doanh thu, cơ sở vật chất – kỹ thuật và lao động.

3.2.1. Nguồn khách

* Tổng nguồn khách

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, du lịch Nghệ An đã thu hút số lượt khách đến tham quan ngày một đông. Nhìn chung, nguồn khách du lịch tăng dần qua các năm. Xuất phát từ 518,8 nghìn lượt khách năm 2000, tăng lên 634,7 nghìn lượt năm 2002 và 762,2 nghìn lượt năm 2003. Năm 2004, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của du lịch tỉnh, lần đầu tiên đã đón vượt ngưỡng 1 triệu khách du lịch. Trên đà tăng trưởng đó, năm 2005, tiếp tục minh chứng cho sự phát triển du lịch Nghệ An với việc đón tới hơn 1,4 triệu lượt khách du lịch. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành chương trình phát triển

du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010. Nhờ đó giai đoạn này được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ của du lịch tỉnh khi khách du lịch liên tục tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2008 cùng với sự phát triển chung của cả nước, Nghệ An đã khẳng định tầm quan trọng của nền du lịch tỉnh nhà khi đón hơn 2 triệu lượt khách tới thăm. Cho đến nay (năm 2010) nguồn khách đến Nghệ An đạt 2,7 triệu lượt. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân càng về sau càng rõ nét hơn.

Bảng 3.2: Nguồn khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009 2010

Tổng số khách (nghìn lượt) 518,8 1509,8 1864,6 2262,2 2522,9 2720,0

Quốc tế (nghìn lượt) 15,8 44,4 50,4 42,6 63,9 83,7

So với Bắc Trung Bộ (%) 6,4 9,2 6,1 4,3 7,7 11,4

Nội địa (nghìn lượt) 503,0 1465,4 1814,2 2219,6 2453,0 2636,3

So với Bắc Trung Bộ (%) 32,4 37,9 33,3 36,0 36,3 29,6

Ngày lưu trú trung bình (Ngày)

1,7 1,3 1,3 1,2 1,3 1,5

Quốc tế 1,8 1,2 1,8 1,6 1,5 1,7

Nội địa 1,7 1,3 1,3 1,3 1,3 1,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2010)

* Khách quốc tế:

- Số lượng khách quốc tế: khách quốc tế đến với Nghệ An có xu hướng tăng nhanh và tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2000, số khách quốc tế chỉ dừng lại ở mức 15,8 nghìn lượt thì đến năm 2005, con số đó là 44,4 nghìn lượt, tăng gấp 2,8 lần. Năm 2007, lần đầu tiên khách du lịch quốc tế đến Nghệ An vượt mức hơn 50 nghìn lượt đánh dấu sự phát triển mới của ngành du lịch tỉnh. Tuy nhiên sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo đó là sự giảm sút lượng khách quốc tế đến với Nghệ An, giảm hơn 7 nghìn lượt xuống còn 42,6 nghìn lượt. Năm 2010, khách quốc tế đến với Nghệ An đạt mức 83,7 nghìn lượt.

- Tỉ lệ khách quốc tế trên tổng nguồn khách: khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An còn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu nguồn khách, chưa có sự thay đổi vượt bậc trong giai đoạn 2000 – 2010, thường chỉ ở mức 2,5 – 3 % năm. Riêng năm 2008, như đã phân tích ở trên của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm cho tỉ lệ khách quốc tế giảm xuống chỉ còn 1,9%.

- Độ dài ngày lưu trú: Khách quốc tế đến Nghệ An có độ dài ngày lưu trú còn thấp, ở mức 1,2 – 1,8 ngày. Cụ thể, năm 2000 là 1,8 ngày, năm 2005 giảm xuống còn 1,2 ngày, năm 2007 tăng lên mức 1,8 ngày và tiếp tục giảm trong hai năm 2008 và 2009 (1,6 và 1,5 ngày). Đến năm 2010, độ dài ngày lưu trú tăng lên 1,7 ngày. Nguyên nhân độ dài ngày lưu trú còn thấp và có sự tăng giảm không đồng đều là do các yếu tố khách quan mang lại như dịch cúm gia cầm, khủng hoảng kinh tế... Thêm vào đó, số lượng sản phẩm du lịch chưa nhiều, còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách quốc tế.

- Đặc điểm nguồn khách quốc tế:

+ Mục đích du lịch: Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh – vị danh nhân văn hóa thế giới, hệ thống sinh thái đa dạng với khu dữ trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An cùng với sự phong phú của các di tích văn hóa, lịch sử, Nghệ An thu hút khách quốc tế đến chủ yếu với mục đích tham quan, nghiên cứu và nghỉ dưỡng. Một lượng nhỏ đến với mục đích công vụ.

+ Phương tiện đi lại: Khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An trong những năm qua chủ yếu là đường bộ từ các khu vực ASEAN; Lào đến Nghệ An qua các cửa khẩu đường bộ. Ngoài ra, một số đoàn khách quốc tế đi theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành tổ chức; số lượng khách đi bằng phương tiện tàu hỏa và máy bay qua sân bay Vinh có nhưng số lượng không đáng kể.

+ Cơ cấu nguồn khách: Nghệ An là địa điểm khá hấp dẫn đối với du khách đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… chiếm 50% thị phần. Tiếp đó là thị trường Pháp, Anh, Đức. Tỉ lệ khách tại các nước này đến Nghệ An tăng dần qua từng năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng và có thể coi là thị trường tiềm năng để du lịch tỉnh tiếp tục khai thác.

- Khách du lịch quốc tế đến Nghệ An so với vùng Bắc Trung Bộ:

So sánh với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ thì Nghệ An có lượng khách quốc tế đứng thứ 3 sau Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Năm 2000, khách quốc tế đến Nghệ An chỉ chiếm 6,4% so với toàn vùng, đến năm 2005, tăng lên 9,2%. Năm 2008 là năm số lượt khách quốc tế đến Nghệ An đứng thứ 2 toàn vùng, vượt qua Quảng Trị và chỉ đứng sau Thừa Thiên Huế. Năm 2010, so với toàn vùng khách du lịch quốc tế chiếm 11,4%.

Biểu đồ 3.1. Khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch Nghệ An)

* Khách nội địa:

- Số lượng khách nội địa: Trong khi số lượt khách quốc tế chỉ dừng lại ở mức 83,7 nghìn lượt năm 2010 thì khách nội địa đến với Nghệ An vượt xa với 2,6 triệu triệu lượt năm 2010. Khách nội địa tăng liên tục qua các năm, mức độ tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân đạt 23%/năm. Năm 2000, khách du lịch nội địa đến với Nghệ An ở mức 503,0 nghìn lượt đến năm 2005, lượng khách nội địa vượt ngưỡng 1 triệu lượt, tăng 962,4 nghìn lượt so với năm 2000. Năm 2008, Nghệ An

503 1455.4 1814.2 2219.6 2453 2636.3 15.8 44.4 50.4 42.6 69.9 83.7 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Khách quốc tế Khách nội địa

Nghìn lượt khách

lần đầu tiên đón trên 2 triệu lượt khách nội địa đến thăm, hai năm sau đó, lượng du khách nội địa luôn ở mức trên 2 triệu lượt (2,4 triệu năm 2009 và 2,6 triệu năm 2010).

- Tỉ lệ khách nội địa trên tổng nguồn khách: Nhìn chung, khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An chủ yếu là khách nội địa, luôn chiếm trên 97% so với tổng nguồn khách. Như vậy, cơ cấu giữa du khách quốc tế và du khách nội địa đến Nghệ An còn chênh lệch rõ nét, điều này đặt ra yêu cầu cho việc đầu tư, thiết kế những sản phẩm du lịch ấn tượng, phù hợp với sở thích của du khách nước ngoài nhằm thu hút lượng khách quốc tế đến với tỉnh.

- Độ dài ngày lưu trú: Độ dài ngày lưu trú của khách nội địa đến với Nghệ An có mức tăng chưa cao, dao động trong khoảng 1,2 – 1,5 ngày. Số lượng khách du lịch nội địa phần lớn vẫn là khách nội tỉnh có cự lý gần, mục đích tham quan chủ yếu là các lễ hội và các di tích lịch sử nên ít sử dụng dịch vụ lưu trú; còn khách du lịch đi theo chương trình du lịch Bắc – Nam do các công ty du lịch tổ chức thì chỉ tham quan các điểm du lịch thuận tiện trên tuyến còn lưu trú có thể dịch chuyển sang địa phương khác trên đường hành trình. Bên cạnh đó, một số điểm du lịch hấp dẫn ở miền Tây Nghệ An thì chưa tổ chức được các dịch vụ du lịch phục vụ yêu cầu của khách dẫn tới độ dài lưu trú còn ngắn.

- Đặc điểm nguồn khách nội địa:

+ Mục đích du lịch: khách nội địa đến với Nghệ An chủ yếu là du khách tham quan các di tích lịch sử, lễ hội, tâm linh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu… Địa điểm đến của du khách tập trung vào các điểm du lịch nổi trội như: tham quan tìm hiểu về di tích lịch sử Kim Liên, quê hương của Bác Hồ, các điểm tài nguyên du lịch tại thành phố Vinh, các lễ hội, di tích lịch sử gắn liền với các anh hùng dân tộc, nghỉ dưỡng tại các bãi biển đẹp như: Cửa Lò, Diễn Thành, biển Quỳnh Lưu.

+ Cơ cấu nguồn khách: Nguồn khách du lịch nội địa đến với Nghệ An chủ yếu là từ các tỉnh miền Bắc, thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có nguồn khách từ các tỉnh phía Nam đi tham quan các điểm du lịch miền Bắc và về thăm viếng quê hương Bác Hồ.

- Khách du lịch nội địa đến với Nghệ An so với vùng Bắc Trung Bộ: Nghệ An là tỉnh có lượng du khách nội địa đến thăm cao nhất so với toàn vùng. Năm 2000, khách nội địa đến Nghệ An chiếm 32,4%, năm 2005, chiếm 37,9% và năm 2010, chiếm 29,6 % tổng nguồn khách toàn vùng. Đây được coi là một thế mạnh của nền du lịch tỉnh, vì thế, trong những năm tới, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch để kéo dài ngày lưu trú của du khách góp phần tăng doanh thu du lịch.

3.2.2. Cơ sở lưu trú

Trong những năm qua, số cơ sở lưu trú tăng nhanh dựa trên việc cải tạo cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới theo hướng chuyên nghiệp hóa. Sự tăng nhanh được thể hiện ở cả hai mặt: số lượng và chất lượng. .

Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009 2010

Số cơ sở lưu trú (cơ sở)

So với Bắc Trung Bộ (%) - Khách sạn - Nhà nghỉ 62 12,2 50 12 330 32,6 147 183 372 29,7 178 194 390 28,9 176 214 421 27,6 193 228 423 26,7 260 183 Số phòng (phòng) So với Bắc Trung Bộ (%) - Khách sạn - Nhà nghỉ 2178 20,5 1778 400 6828 34,7 4521 2307 8367 30,4 5900 2467 8500 37,1 4982 3518 9064 28,2 6327 2737 10343 30,2 8056 2287 Công suất sử dụng phòng(%) - Khách sạn - Nhà nghỉ 52,0 - 52,9 46,6 66,0 51,0 57,0 63,2 57,0 62,2 56,6 61,3

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch Nghệ An)

Tổng số cơ sở lưu trú năm 2000 là 62 với 2178 phòng, chiếm 12,2% số cơ sở lưu trú so với toàn vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2005, cùng với sự gia tăng về nguồn khách du lịch, số cơ sở lưu trú cũng tăng lên 330 cơ sở với 6828 phòng, chiếm 32% số cơ sở lưu trú so với toàn vùng Bắc Trung Bộ. Trong những năm tiếp theo, số cơ sở lưu trú liên tục tăng, đến năm 2010, toàn tỉnh có 423 cơ sở với tổng số phòng

nghỉ lên tới 10343 phòng (tăng 33 cơ sở và 1843 phòng so với năm 2008). So với toàn vùng Bắc Trung Bộ, số lượng các cơ sở trên địa bàn tỉnh trong năm này chiếm 26,7%.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ cũng được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 36 khách sạn đạt chuẩn từ 1 sao đến 4 sao. Tuy nhiên số khách sạn từ 3 sao trở lên chưa nhiều.

Bảng 3.4. Số lượng khách sạn được xếp hạng năm 2010

Khách sạn Số lượng Số phòng 4 sao 3 406 3 sao 8 508 2 sao 17 1158 1 sao 8 222 Số khách sạn đạt chuẩn 36 2349 Số khách sạn chưa xếp sao 387 7994

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch Nghệ An)

Như vậy, số lượng và chất lượng khách sạn phục vụ du khách ngày càng tăng. Nhiều khách sạn chất lượng cao đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế và trong nước, tiêu biểu như: Sài Gòn – Kim Liên, Mường Thanh, Phương Đông, khách sạn nghỉ dưỡng Bãi Lữ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, số lượng khách sạn 3 – 4 sao vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa có khách sạn đạt chuẩn 5 sao, số lượng khách sạn trên 3 sao chỉ chiếm 2,3% tổng số khách sạn của cả tỉnh. Các cơ sở lưu trú tại tỉnh chủ yếu tập trung tại trung tâm du lịch thành phố Vinh và đô thị du lịch thị xã Cửa Lò. Tại đây, nhiều khách sạn được xây dựng với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách quốc tế sang trọng.

Công suất sử dụng phòng tại các khách sạn đạt mức thấp nhất là 52% vào năm 2000, năm 2007 công suất sử dụng phòng đạt mức cao nhất là 66%. Đến năm 2010, con số đó đạt 56,6%.

Ngoài các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí ở Nghệ An đã và đang được phát triển và đưa vào khai thác. Các cơ sở ăn uống thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức bao gồm các nhà hàng, quán ăn bình dân, coffee shop, bar hay cả những quán xá vỉa hè. Các dịch vụ ăn uống có thể có mặt trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể hoạt động độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ du khách cũng như các tầng lớp dân cư địa phương. Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố Vinh. Trước hết phải kể đến các nhà hàng khá uy tín trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống như: nhà hàng Sen Vàng, nhà hàng Hoàng Tử Bé, nhà hàng Việt Đức…Tiếp đến là các quán ăn bình dân với những món ăn đặc sản mang hương vị xứ Nghệ. Một số món ăn được nhắc đến nhiều ở Nghệ An gắn liền với các địa danh cụ thể như: Nhút Thanh Chương, Dê Cầu Đòn, thịt rừng, cơm ống, cháo lươn…luôn là tiêu điểm để du khách tìm đến và thưởng thức. Điều đặc biệt của ẩm thực xứ Nghệ còn là sự kết tinh của những hương vị từ mọi miền mà những người dân nhập cư đã mang đến cho vùng đất này như: phở Bắc, nem Thanh Hóa…

Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở ăn uống ở Nghệ An là thường có quy mô nhỏ, tác phong phục vụ khách chưa chuyên nghiệp, và phần lớn là kinh doanh còn nhỏ lẻ khó có khả năng đón các đoàn khách lớn.

Tuy ngành du lịch tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh về lượng du khách và doanh thu. Nhưng nhìn chung các cơ sở vui chơi, giải trí phục vụ du khách và dân địa phương hầu như “vắng bóng”. Đây được xem là hạn chế lớn của du lịch tỉnh nhà, điều này phần nào lý giải cho thời gian lưu trú của du khách khá ngắn và chi tiêu du lịch tỉnh tăng trưởng chậm.

Hiện nay, các cơ sở vui chơi giải trí chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Tiêu biểu phải kể tới đó là: Công viên Trung tâm, quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh) và một số dịch vụ giải trí ở biển như câu mực đêm bằng thuyền thúng.

Nếu như thời kỳ từ năm 2000 đến 2005 các cơ sở mua sắm tại Nghệ An còn đơn điệu, tiêu biểu có Chợ Vinh, siêu thị quy mô nhỏ như Maximax thì những năm gần đây đã thay đổi rõ nét. Trên địa bàn thành phố Vinh đã xuất hiện nhiều trung tâm

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 86 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)