Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 26 - 33)

a. Vị trí địa lí

Vị trí địa lí là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển du lịch thể hiện qua sự ảnh hưởng của nó đến đặc điểm một vài thành phần của môi trường địa lí – khí hậu, mạng lười thủy văn, thực vật là tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch khác nhau; nhiều khi chính do vị trí thuận lợi mà quyết định hướng các luồng du lịch tới một nước hay một vùng nào đó [9]. Theo August Losch, đối với các hoạt động chủ yếu, yếu tố quyết

định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.

Vị trí địa lí bao gồm vị trí về mặt lãnh thổ và vị trí kinh tế - chính trị, khi phân tích cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

b. Tài nguyên du lịch

Hình 1.3: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch

(Nguồn: Địa lí Du lịch Việt Nam)

* Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta có sức hấp dẫn phát triển du lịch. Các đối tượng tự nhiên cần quan tâm khi nghiên cứu du lịch là: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật.

Theo Luật du lịch (Điều 13, chương II): “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

- Địa hình: Hình dạng bề mặt đất ảnh hưởng đến du lịch với sự hấp dẫn của danh thắng tự nhiên, cũng như khả năng xây dựng các cơ sở du lịch thuộc các loại hình khác nhau. Khi phân tích ảnh hưởng của địa hình với hoạt động du lịch người ta chú ý đến hai yếu tố là hình thái địa hình và các dạng địa hình đặc biệt.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tài nguyên

tự nhiên Tài nguyên nhân văn

Địa hình

Khí

hậu Thủy văn Sinh vật

Di tích VH - LS Lễ hội Dân tộc học Nhân văn khác

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

I.A. Vedenin (1975) cho rằng khu vực có các kiểu địa hình các tương phản về mặt hình thái thì phong cảnh càng đẹp và được đánh giá càng cao đối với du lịch. Và trên thực tế, các dạng địa hình tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình ít gây được cảm hứng cho khách du lịch. Trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch.

Ngoài các dạng địa hình chính, các dạng địa hình đặc biệt có ý nghĩa đối với du lịch cần được quan tâm là dạng địa hình Karst và địa hình ven bờ. Một trong những kiểu Karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Đối với kiểu địa hình ven bờ đây là dạng tài nguyên có thể khai thác phát triển du lịch với nhiều mục đích khác nhau thông qua chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển để phát triển du lịch (chiều dài – rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ trong, độ mặn…).

- Khí hậu: Đối với hoạt động du lịch, đặc điểm khí hậu sinh học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các chỉ tiêu khí hậu được quan tâm nhất là nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra, các tiêu chí sinh học khác được chú ý là yếu tố gió, áp suất, khí quyển, ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cần lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt chi phối tới các kế hoạch du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích.

Điều kiện khí hậu còn tác động đến tính mùa trong du lịch. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng. Các địa phương khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động du lịch. Yếu tố khí hậu còn tác động gián tiếp đến hoạt động du lịch qua tác động đến độ bền tài nguyên du lịch, làm phong hóa nhanh các công trình, các di tích lịch sử - văn hóa và thay đổi diện mạo cảnh quan tự nhiên.

- Thủy văn: Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng. Trong đó, nguồn nước trên mặt có ý nghĩa to lớn nhất. Ngoài ra, cần phải nói đến nguồn nước khoáng với những thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, chất khí, nguyên tố phóng xạ…), hoặc có một số tính chất vật lý

(nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khỏe con người; đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là dạng tài nguyên đặc biệt, có giá trị tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, khám phá và nâng cao nhận thức cho du khách. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở tính đa dạng sinh học, sự bảo tồn các nguồn gen quý giá đặc trưng cho các vùng tự nhiên khác nhau trên thế giới.

* Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ nhu cầu du lịch. Đối với du lịch, người ta khai thác các giá trị nhân văn sau: các di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội, các đối tượng dân tộc học và các giá trị nhân văn khác.

Theo điều 13, chương II, Luật du lịch năm 2005: “Tài nguyên nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

- Các di tích văn hóa – lịch sử:

Ở Việt Nam, theo luật di sản văn hóa (2001) thì: “Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hóa được phân chia thành di tích văn hóa – khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh [19]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đánh giá đối tượng nhân văn này, cần quan tâm các tiêu chí: Tổng số di tích các loại trên lãnh thổ; số di tích được xếp hạng quốc gia; mật độ di tích trên một đơn vị diện tích [16]. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa khác nhau. Chỉ tiêu đầu tiên đánh giá về số lượng di tích, hai chỉ tiêu sau đánh giá về chất lượng di tích. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để phân tích khả năng khai thác, phát triển du lịch của các di tích văn hóa – lịch sử.

- Lễ hội

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc hướng về một sự kiện trọng đại, ôn lại truyền thống, giải quyết nỗi âu lo... Lễ hội là một yếu tố văn hóa quan trọng trong đời sống xã hội, ở mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc từng nét văn hóa đó chứa đựng những tính chất, đặc trưng riêng, mang hơi thở vào cuộc sống của xã hội đó. Nó phù hợp với điều kiện sống cụ thể, nó nảy sinh và bị chi phối bằng các hình thức, phương thức lao động, hoàn cảnh sống và môi trường tự nhiên.

Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Nói chung, xuất hiện vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển tiếp giữa các mùa. Ở một chừng mực nhất định, lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch [17].

Phân tích giá trị của lễ hội với du lịch người ta thường tập trung các tiêu chí: Thời gian diễn ra lễ hội (mùa nào, tháng nào), độ dài của lễ hội; địa điểm tập trung lễ hội; ý nghĩa của lễ hội (ý nghĩa địa phương, quốc gia) và đặc biệt là khả năng đón khách và kinh doanh du lịch [16].

- Các đối tượng gắn với dân tộc học

Sự huyền bí, nét đặc sắc của các đối tượng dân tộc học ngày càng thể hiện rõ giá trị của mình đối với các nhà du lịch trên hành trình tìm kiếm, gặp gỡ, nuôi dưỡng các nền văn hóa ấy, đồng thời “không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình”. Các đối tượng dân tộc học có ý nghĩa đối với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống – sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

Khi đánh giá đối tượng dân tộc, các tiêu chí được quan tâm là: tổng số dân trên lãnh thổ; các dân tộc và cơ cấu dân tộc; đặc điểm phong tục tập quán của các dân tộc và khả năng hình thành loại hình, sản phẩm du lịch từ đối tượng đó [16].

- Các tài nguyên nhân văn khác

+ Các làng nghề: làng nghề truyền thống là tinh hoa về mặt công nghệ, kĩ thuật của một vùng thể hiện qua các sản phẩm có tính khu biệt, qua cách sống, các phong

tục tập quán, văn hóa ứng xử của cộng đồng. Làng nghề và các nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành đối tượng của hoạt động du lịch, nơi con người hướng tới để khám phá, tìm hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị vật chất và tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất.

+ Một số các đối tượng văn hóa khác cũng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu như: trung tâm của các viện khoa học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn ba lê, các cuộc thi hoa hậu… Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn vì thế các thành phố này mặc nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hóa của các quốc gia, vùng – khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch.

+ Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch…

c. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, đối với du lịch cở sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi bật là mạng lưới và phương tiện giao thông. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước cũng là một phần không thể thiếu, có vai trò phục vụ trực tiếp hoạt động du lịch.

- Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch gắn với sự di chuyển của con người, vì vậy nó phụ thuộc trực tiếp vào giao thông. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

+ Khi đánh giá mạng lưới giao thông cần quan tâm các chỉ tiêu: tổng chiều dài tuyến đường, mật độ đường, các tuyến đường chính.

+ Các phương tiện giao thông chủ yếu là: đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

- Hệ thống thông tin liên lạc: đảm bảo sự giao lưu của khách du lịch trong nước và quốc tế thông qua việc trao đổi các dòng tin tức xã hội. Vẫn đề này được thỏa

mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau: thông tin vệ tinh, internet, điện thoại, điện báo, bưu điện… Sự thuận tiện của mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo sự thông suốt trong các giao dịch kinh doanh du lịch, giúp cho hoạt động du lịch trở nên phổ biến, hiệu quả hơn.

- Hệ thống điện: Các nhà máy điện, cơ cấu mạng lưới điện, khả năng đảm bảo điện của địa phương cho các hoạt động của các điểm, khu, cụm, trung tâm du lịch, sự cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ điện trong toàn vùng… có ý nghĩa lớn, bởi các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch. Hoạt động du lịch – một hoạt động mang tính hưởng thụ, nghỉ ngơi, giải trí để tái sản xuất sức lao động thì nhu cầu về điện là rất lớn.

- Hệ thống cấp, thoát nước: Bao gồm nguồn nước cho sinh hoạt và các dịch vụ du lịch. Nguồn nước trong cơ sở hạ tầng cần được lưu ý ở hai khía cạnh: khả năng cung cấp nước, chất lượng nguồn nước và hệ thống cung cấp nước đáp ứng nhu cầu du lịch.

d. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị

* Đường lối chính sách phát triển du lịch: đường lối, chính sách của mỗi quốc gia được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Đối với du lịch đường lối, chính sách cũng thể hiện rõ vai trò của mình. Nó có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch nếu định hướng đúng, phát triển hợp quy luật, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành kinh tế này nếu không xây dựng được chính sách đúng đắn, không có thiện chí tạo điều kiện khai thác tiềm năng. Đường lối, chính sách sẽ là cơ sở tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Từ đó, kích thích quá trình giao lưu, tăng cường hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

* Các nhân tố kinh tế - xã hội khác

Tác động đến hoạt động du lịch còn có hàng loạt các nhân tố khác như: sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tình hình chính trị hòa bình ổn định, dân cư và lao động.. tất cả các yếu tố này đều có tác dụng là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh hoặc kìm hãm ngành kinh tế này chậm phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 26 - 33)