a. Điểm du lịch quốc gia
* Bãi biển Cửa Lò:
Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, cách thành phố Vinh 18km. Biển rộng dài, là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước, ở đây có nguồn hải sản phong phú, đặc biệt có mực nhảy và mực câu nổi tiếng cả nước. Cửa Lò nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa xứ Nghệ và đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét "hoang sơ". Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Với bãi tắm rộng dài hơn 10km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) được bao quanh bởi rừng phi lao bạt ngàn, rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lý thú.
Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cát, nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về, buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu; chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Trong một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau.
* Vườn quốc gia Pù Mát:
Vườn quốc gia Pù Mát cách thành phố Vinh 120km theo quốc lộ 7 về phía Tây Nam theo đường bộ, thuộc địa phần 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Vườn có diện tích 91.113 ha được xem là khu vực có diện tích rừng tự nhiên rộng nhất miền Bắc Việt Nam, được nhà nước công nhận là vườn quốc gia năm 2001.
Vườn quốc gia Pù Mát được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam. Pù Mát không chỉ biết đến là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ mà thiên nhiên ban tặng cho Nghệ An.
Vườn có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú: có tới 1.513 loài thực vật bậc cao thuộc 159 họ 545 chi. Trong vườn có tới 220 loài cây thuốc quý giá như: hà thủ ô, thổ phục linh, quế, ba kích, hoài sơn... và các loài cây lấy gỗ, có trầm hương và có hơn hàng trăm loại rau, cây ăn quả các loại. Hệ động vật có 42 loài thú lớn, 20 loài thú nhỏ, 295 loài chim... Có thể kể tên một số loài như: hổ, báo hoa mai, báo gấm, heo rừng, voọc, vượn đen, gấu chó... Vườn quốc gia Pù Mát là nơi có đàn voi lớn nhất Việt Nam, các loài chim quý như: Trĩ Sao, Gà Lôi, Gà Tiêu...
Vào vườn quốc gia Pù Mát, du khách như lạc vào xứ sở của thiên đường với cây cảnh muôn loài. Trên các triền núi cao từ 1.500m trở xuống gọi là rừng lùn, nhiều nơi được coi là cảnh tiên. Cây rừng khổng lồ xen giữa những hòn non bộ, mỗi cây là kỷ vật của tạo hoá với nhiều dáng vẻ. Điểm du lịch này rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá và tìm hiểu phong tục tập quán của các bản dân tộc, các lễ hội tiêu biểu, và du lịch mạo hiểm.
b. Điểm du lịch địa phương
* Các điểm du lịch tại thành phố Vinh
- Khu lâm viên núi Quyết: với di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô
Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay là thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Khu du lịch núi Quyết nằm ở chân núi Quyết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thuỷ, nhìn về phía tây, có một dãy núi nhỏ, đó là rú Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên núi Quyết, một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An. Khu du lịch núi Quyết có diện tích gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm nhiều tiểu khu: khách sạn nhà nghỉ ở phía tây nam, nhìn ra bờ sông Lam là các khách sạn nhà nghỉ theo kiểu biệt thự mini và làng văn hoá dân tộc; tiểu khu vui chơi giải trí gồm bể bơi, cầu trượt nước, thuỷ cung, nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phim, khu cắm trại, sân bãi thể thao, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông Lam nối hai vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh; tiểu khu dịch vụ gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đỗ xe...; tiểu khu di tích thành cổ, nhà bia...
Từ trên thành có thể nhìn thấy sông Lam, sông Vĩnh Doanh và kênh nhà Lê uốn lượn giữa cánh đồng Hưng Nguyên, Nam Đàn trải rộng. Hướng về phía đông có thể dõi về hòn Ngư, hòn Mát, cận kề với tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân bát cảnh). Từ chân núi Quyết, du khách có thể đi thuyền xuôi sông Lam đến bãi chim Hưng Hoà, len lỏi trong rừng nguyên sinh hoặc ngược dòng sông La, con sông của niềm thương nỗi nhớ để đến với Hương Sơn, Đức Thọ...
- Thành cổ Vinh:
Thành cổ Vinh, còn gọi là thành Nghệ An, thuộc thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu.
Thành có tường cao 4,8m bao xung quanh có hào sâu và rộng. Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Thành Vinh có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu, không có cửa Hậu.
Thành Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong nên thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế mà sớm thành trung tâm chống đối lại các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành Vinh hầu như là phế tích, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Gần đây thành cổ Vinh đang được tu tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh:
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đóng tại số 10 đường Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 1960; là chi nhánh của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng trên đất khu nhà lao Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong năm 1929 - 1931.
Đây là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh gốc chứng minh cho phong trào từng địa phương và các bộ sưu tập như ưu tập những chiếc trống dùng trong đấu tranh, sưu tập ấn loát, sưu tập vũ khí, sưu tập các con triện, sưu tập các hiện vật nuôi giấu cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và một danh sách hệ thống 49 di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
- Khu du lịch Hồ Cửa Nam
Nằm cách trung tâm thành phố Vinh gần 1km, khu du lịch hồ Cửa Nam có diện tích 14ha, phía bắc khu du lịch là quốc lộ 46, phía tây là hệ thống ao hồ, phía nam là sông Cửa Tiền tạo ra một không gian thoáng mát, hấp dẫn, thơ mộng.
Khu du lịch hồ Cửa Nam bao gồm nhiều khu vui chơi giải trí như: khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu nhà bát giác, bến du thuyền, nhà hàng thuỷ tạ, cụm công viên sinh vật cảnh, sân chơi thể thao, bể bơi, công viên nước thu nhỏ, khu nhà nghỉ cuối tuần. Tại khu nhà nổi Hoa Sen, du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn Âu, Á và
các món ăn đặc sản của Nghệ An với giá cả từ bình dân đến cao cấp. Ðể tận hưởng không khí trong lành, khách du lịch có thể thuê du thuyền thưởng ngoạn trên hồ Cửa Nam (diện tích khoảng 10ha), hoặc có thể mang theo cần câu để tham gia loại hình câu cá giải trí trên mặt hồ rộng lớn này.
Khu du lịch hồ Cửa Nam đang được mở rộng cả về diện tích và qui mô để đến khi khu du lịch Lâm Viên Núi Quyết cách đó không xa được hoàn thành sẽ tạo nên một quần thể du lịch hấp dẫn... Khi đó nơi đây có thể tổ chức các cuộc đua thuyền, các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trên thuyền, nhiều loại hình dịch vụ, vui chơi liên hoàn từ Lâm Viên Núi Quyết đến hồ Cửa Nam và ngược lại.
* Du lịch Bãi Lữ - Mũi Rồng (huyện Nghi Lộc)
Với diện tích gần 160 ha, Bãi Lữ nằm trên địa phận 2 xã Nghi Yên và Nghi Tiến, thuộc phía Đông Bắc huyện Nghi Lộc, trong vòng cung biển Đông Nam Lạch Vạn – Cửa Hiền – Cửa Xá, cách thành phố Vinh 25km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 270 km về hướng Nam.
Theo quyết định đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 3/5/2005, tổng đầu tư của dự án Khu du lịch Bãi Lữ lên tới 770 tỷ đồng với các hạng mục công trình chủ yếu như: Hệ thống nhà nghỉ, bể bơi, khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao; Hệ thống nhà hàng và các loại dịch vụ; Tượng Phật Thích Ca cùng tượng cá Voi (Đông Hải Đại Ngư ông ); Bảo tàng Hải dương học, hệ thống sân tập golf, khuôn viên, nhạc nước... Bãi Lữ hiện có ba chục ngôi biệt thự khép kín với gần 150 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao, ba nhà hàng có sức chứa gần 800 thực khách.
* Đền Cuông:
Đền nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên quốc lộ số 1A, trên địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu; cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía bắc. Đền thờ Thục An Dương Vương.
Ðền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng và cũng là một danh thắng mà bất cứ ai đã đến sẽ khó quên bởi sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thoả thuận từ ngàn đời trước giữa tạo hoá và bàn tay con người.
Kiến trúc đền theo kiểu chữ "Tam". Tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong, cổng giữa ba lầu, chằng chịt rễ cây si leo bám càng tôn nét cổ kính của ngôi đền. Toà trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các toà khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức vua Thục An Dương Vương. Đến đền Cuông là dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, nét đẹp kiến trúc và tưởng nhớ vị vua An Dương Vương huyền thoại.
* Đền Cờn:
Đền Cờn nằm trên Gò Diệc, thuộc địa phận xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh khoảng 75km. Đền được xây dựng kiên cố từ thế kỷ 15, thế cận biển, kề sông, liền đường, sát núi. Đền thờ tứ vị Thánh Nương, Đế Bính, Trương Thế Kiệt và Lục Tá Phù.
Đền Cờn có hệ thống kiến trúc cổ được chạm trổ tinh vi trên tường, gỗ còn lưu giữ được cho đến ngày nay, đặc biệt đền còn có 28 pho tượng đá, nhiều tượng gỗ và các cột đình to từ thời nhà Lê. Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan, nghiên cứu lịch sử và lễ hội. Đền Cờn cách không xa các bãi biển thuộc huyện Quỳnh Lưu vì vậy cần kết hợp thêm các loại hình du lịch khác góp phần phong phú thêm sản phẩm du lịch nơi đây.
* Thác Xao Va:
Thác thuộc địa bàn huyện Quế Phong, cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía tây bắc. Thác Xao Va cao, rộng, mỗi chiều chừng 30 đến 35m, nước từ trên cao mạnh mẽ dội xuống vách đá hai bên và chân thác tung bọt trắng xoá phả vào quý khách một cảm giác mát mẻ, tươi mới lạ thường. Hoà trong tiếng thác chảy là tiếng con chim rừng lảnh lót, đây đó có tiếng những làn điệu dân ca của đồng bào
Thái, Thổ. Đến thăm Xao Va, du khách có thể có cơ hội để cùng các chàng trai, cô gái Thái chung uống một sừng rượu cần, hát một điệu nhuôn, lăm…
Điểm du lịch này rất thích hợp cho loại hình du lịch cuối tuần.
* Hang Bua:
Nghệ An không những nổi tiếng với hang Thẳm Ồm, Thẳm Chàng (tiếng Thái là Hang Voi), mà còn có hang Thẳm Bua (hang Bua), được xem là một di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Hang Bua là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp.
Cách thành phố Vinh 170km về hướng Tây Bắc. Núi “Phà Én” nằm ở phía Bắc dãy Trường Sơn, có nhiều hang động được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng, nhưng hang Bua kỳ thú nhất và có diện tích lớn nhất. Đây là một di tích lịch sử gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộcThái xưa và có thể là một trong những di tích khảo cổ học của Nghệ An. Lòng hang rất rộng, có nhiều măng đá, nhũ đá tạo nên những hình thù vô cùng sống động và có thể chứa được hàng trăm du khách. Điều đặc biệt là khi đến đây, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong với những hình thù kỳ lạ, những hòn đá được kiến tạo một cách tự nhiên thành hình ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá được đánh bóng, ruộng bậc thang... và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm.
* Chợ vùng biên Nậm Cắn:
Chợ nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, giáp biên giới Việt - Lào, bên kia là đất nước Triệu Voi. Chợ nằm ở khu đất bằng phẳng hình bán nguyệt bao quanh là dòng suối Nậm Cắn. Chợ phiên họp vào đầu và giữa tháng. Đặc biệt nếu đến đây vào mùa xuân, du khách sẽ được tham dự một phiên chợ độc đáo, thắm tình hữu nghị Việt -Lào.
Từ chiều hôm trước phiên chợ, từ hai ngả biên giới, từng đoàn xe chở người và hàng hoá lũ lượt kéo tới tập kết trước đồn biên phòng Nậm Cắn để xuống chợ. Quang cảnh đường biên nhộn nhịp, náo động lạ thường. Họ dựng lều, quán để
chuẩn bị cho phiên chợ ngày mai. Hàng hoá không xếp như ở trong quầy mà được bày trên mặt đất hay trên cỏ nhưng rất gọn gàng ngăn nắp. Hàng hoá tại đây rất phong phú: hàng Lào, hàng Việt, hàng Thái Lan đều có mặt. Các thiếu nữ H'Mông, thiếu nữ Lào duyên dáng trong các bộ váy dân tộc. Du khách có thể chọn mua