Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 133 - 134)

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với du khách. Lao động du lịch là một bộ phận cụ thể của sản phẩm du lịch, chất lượng của nguồn nhân lực (bao gồm chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong) quyết định chất lượng của sản phẩm du lịch. Cần lập kế hoạch cụ thể bổ sung lực lượng và nâng cao chất lượng lao động tỉnh Nghệ An.

- Trước hết, cần tiến hành điều tra thống kê về số lượng và phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ nhân viên đang công tác và tham gia du lịch trên địa bàn tỉnh. - Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài, đặc biệt là của các địa phương nơi có ngành du lịch phát triển. Tạo điều kiện thu hút và sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, dạy nghề có ý định về Nghệ An làm việc.

- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động trong ngành, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lao động sẵn có. Đồng thời, thường xuyên tiếp thu kinh nghiệm, học hỏi năng lực hoạt động trong ngành du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Tích cực trao đổi, rút kinh nghiệm sau những hoạt động du lịch phục vụ khách, đặc biệt là khách quốc tế từ một số thị trường mới đang có xu hương đến với Nghệ An. Khuyến khích người lao động tự đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp để họ đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động hiệu quả và phát triển theo chiều sâu. Đội ngũ cán bộ quản lý có được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thì đội ngũ nhân viên mới được chuẩn hóa tương ứng. Tiến tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Đồng thời, nhận thấy Nghệ An có một nguồn lao động tại chỗ khá lớn. Đó là một bộ phân cư dân tại các vùng du lịch, đồng bào dân tộc thiểu số, am hiểu văn hóa, thông thạo đường sá; nếu được sử dụng hiệu quả sẽ đem lại lợi ích lớn cho hoạt động du lịch của tỉnh. Cần tiến hành khai thác, đào tạo bồi dưỡng để có thể phát huy nguồn nhân lực này, góp phần chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)