Vật nào chuyển động mà không bị cản sẽ chuyển động mã

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 73 - 76)

Phần 2: Trả lời nhanh Câu 1. Lực hạt nhân thuộc loại tương tác cơ bản nào?

Đáp án: Tương tác mạnh

Câu 2. Có khi nào mực chất lỏng bên trong ống mao dẫn thấp hơn mực chất lỏng bên ngoài ống mao dẫn không?

Đáp án: Có , khi chất lỏng hoàn toàn không làm dính ướt ống.

Câu 3. Cuộc thi Olympic vật lý quốc tế (IPhO) diễn ra đầu tiên vào năm nào?

Đáp án: 1967 tại Vacsava

Câu 4. “Dụng cụ này gồm một cực bằng Zn nhúng vào dd ZnSO4 và cực bằng Cu nhúng vào dd CuSO4. Hai dd này ngăn cách nhau bằng 1 vách xốp". Đó là mô tả của dụng cụ nào ?

Câu 5. Ai là người đã phát hiện ra hiện tượng siêu dẫn?

Đáp án: Kamerling Onnes (Nhà Vật lý người Hà Lan)

Câu 6. Đại lượng nào quyết định việc nghe tốt nghe xấu của tai người?

Đáp án: Mức cường độ âm (L)

Câu 7. Hiện tượng phóng điện giữa hai đầu đặt gần nhau của 2 thanh than (C) nối vào nguồn có hiệu điện thế 40-50 V gọi là gì?

Đáp án: Hiện tượng hồ quang điên.

Câu 8. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích như thế nào?

Đáp án: Không phụ thuộc vào thể tích.

Câu 9. "Chai Lâyđen" là loại dụng cụ Vật lý nào?

Đáp án: Là 1 loại tụ điện.

Thông tin thêm: Chai Lâyđen là loại tụ điện cổ nhất. Nó gồm 1 chai thủy tinh dùng làm điện môi, mặt ngoài và trong có dán hai lá nhôm hoặc thiết làm hai bản tụ. Dụng cụ này được dùng trong các thí nghiệm về tĩnh điện.

Câu 10. Điện tích của các hạt Quark bằng bao nhiêu?

Đáp án: 1/3 e; 2/3 e

Phần 3: Giải quyết vấn đề

Câu 1. Giải thích vì sao trên thân máy bay, người ta thường gắn 1 thanh kim loại nhọn hoặc 1 dây dẫn mảnh?

Đáp án: Khi máy bay bay qua những đám mây, thân máy bay thường bị tích điện. Điện thế máy bay thay đổi làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị điện trên máy bay. Vì thế trên thân máy bay (đặt biệt là những máy bay có vận tốc cao)người ta thường gắn 1 thanh kim loại nhọn (hoặc dây dẫn mảnh) để ứng dụng "hiệu ứng mũi nhọn" , điện tích trên thân máy bay mất đi nhanh chóng

Câu 2. Các giọt nước mưa rơi tử mái nhà cao 6m, cách nhau những khoảng thời gian bằng nhau. Giọt thứ 1 rơi xuống đất khi giọt thứ 4 bắt đầu rơi. Khi đó giọt thứ 2 và thứ 3 cách mái nhà những đoạn bao nhiêu?

Câu 3. Vì sao đồ vật có bề mặt thô ráp bị ẩm ướt lại thẫm màu hơn?

Đáp án: Bề mặt thô ráp bị phủ 1 lớp nước, khi ánh sáng chiếu vào thì chỉ có những tia sáng có góc tới tương đối nhỏ mới có thể đi ra khỏi mặt nước , còn những tia sáng có góc tới lớn thì phản xạ toàn phần (bị nước cản lại). Do vậy lớp nước hình thành 1 lớp màn cản những tia sáng có góc tới tương đối lớn làm cường độ của chùm sáng chiếu tới mắt ta bị yếu đi rất nhiều, nơi bị nước phủ lên tự nhiên thẫm màu hơn.

Câu 4. Hòn đá rơi từ vách đá cao 100m. Tính thời gian rơi 50m đầu và 50m cuối? Cho g = 9,8 m/s2

Đáp án: t = 3,194s, t' = 1,323s

Câu 5. Khối lượng Trái đất là 5,98 x 1024 kg. Khối lượng trung bình các nguyên tử

tạo nên Trái Đất 40u. Hỏi Trái Đất có bao nhiêu nguyên tử ?

Đáp án: 9,0 x 1049 nguyên tử

Câu 6. Tìm lực tương tác giữa tấm kim loại rộng vô hạn không tích điện (P) và điện tích điểm q đặt cách (P) một khoảng r

Đáp án: F = kq2/4r2

Câu 7. Tìm vận tốc để một vệ tinh có thể thoát khỏi lực hút của trái đất và trở thành vệ tinh của mặt trời (vận tốc vũ trụ cấp 2)

VẬT LÝ VUI TRẬN 2.6Phần 1: Nêu giả thuyết Phần 1: Nêu giả thuyết

Tình huống 1. Đạt làm thí nghiệm xác định chu kì dao động của con lắc đơn bằng

cách buộc con lắc vào giá đỡ, từ vị trí cân bằng kéo lệch một góc rất nhỏ rồi thả nhẹ. Đạt lấy các dụng cụ đo để tính chu kỳ theo lý thuyết nhưng lại thấy khác so với chu kì mà Đạt đo được bằng đồng hồ bấm giây. Nêu các giả thiết tại sao lại có sự sai khác như vậy?

Đáp án:

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w