VẬT LÝ VUI TRẬN 3.3 Phần 1: Trả lời nhanh

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 93 - 97)

- Khi nước trên mặt hạ nhiệt độ thấp hơn 40C thì nước trên mặt sẽ nhẹ hơn dưới đáy nê nở trên và dần đóng băng

VẬT LÝ VUI TRẬN 3.3 Phần 1: Trả lời nhanh

Phần 1: Trả lời nhanh

Câu 1. Viết thứ nguyên (phải qui đổi ra 7 đơn vị cơ bản của hệ SI) của hiệu điện thế?

Đáp án: U = L2.M.T-1.I-1

Câu 2. Bão ở Bắc cực thường có chiều xoáy như nào?

Đáp án: Ngược chiều kim đồng hồ

Câu 3. Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất P và nhiệt độ t (0C) của khí lí tưởng?

Đáp án: pt /po = 1 + t / 273,15

Câu 4. Nếu coi con lắc lò xo tương tự với mạch dao động ta có m L thì k sẽ tương đương với giá trị nào của mạch dao động

Đáp án: 1/C

Câu 5. Điểm mốc 100 F trong thang nhiệt độ của Fahrenheit là dựa vào nhiệt độ nào?

Đáp án: Nhiệt độ cơ thể người

Thông tin thêm: ông này còn lấy 0 độ F là nhiệt độ thời điểm lạnh nhất mùa đông năm 1706 ở nơi mình sống – copenhaghen

Câu 7. Trong vật lý cái gì to lại không hẳn là cao và ngược lại?

Đáp án: Âm (âm to do biên độ lớn, âm cao do tần số lớn )

Câu 8. Đây là công thức tính của đại lượng gì? x = k.ln(W)

Đáp án : Entropy S = k. ln(W), k là hằng số Boltzmann.

Câu 9. Viết đơn vị của hệ số ma sát trượt?

Đáp án: Không có đơn vị

Câu 10. Cho sóng có phương trình : y = A.sinπ.f(t - x/v). Sóng này có chu kì là bao nhiêu?

Phần 2: Giải thích hiện tượng

Câu 1. Vào một ngày mùa đông đang có gió mùa đông bắc cấp 3, cấp 4 mà vẫn nghe thấy tiếng con chim sáo đậu trên ngọn đa hót. Đầu con sáo quay về hướng nào, giải thích?

Đáp án: Quay về hướng đông bắc vì như thế dễ giữ thăng bằng hơn cả, gió sẽ thổi từ đầu tới đuôi. Nếu đứng ngược lại hay đứng vuông góc với chiều gió thì đều bị thổi ngã hết cảm hứng hót.

Câu 2. Ước lượng độ tụ của mắt người bình thường khi không điều tiết. Giải thích vì sao giá trị này lại lớn như vậy?

Đáp án: Tùy theo người mắt to hay nhỏ nhưng trung bình khoảng 2cm đường kính và cũng chính bằng tiêu cự của mắt độ tụ 1/0,02 = 50 Diop. Sở dĩ mắt có độ tụ lớn như vậy không phải do thủy tinh thể mang lại mà chính là do độ cong của giác mạc đem lại. Tính toán chi tiết cho thấy độ tụ của lớp giác mạc chiếm khoảng 3/4-> 4/5 độ tụ của mắt. Sở dĩ thủy tinh thể không đóng vai trò đem lại độ tụ là nó nằm trong một môi trường có chiết suất gần tương đương.

Câu 3. Vì sao khi sử dụng kính hiển vi các mẫu quan sát thường được để trong dung dịch chất lỏng chứ không để trực tiếp ngoài không khí?

Đáp án: Muốn quan sát rõ vật mẫu phải đảm bảo sao cho có nhiều ánh sáng phản xạ tự vật mẫu qua kính đên mắt người quan sát nhất. Việc để vật mẫu trong dung dịch sẽ làm giảm hiện tượng ánh sáng bị phản xạ tại mặt các lớp kính.

Câu 4. http://www.wdtv.com/weather/images/Weather_Review/Fata_Morgana_1.jpg

Đây là ảnh chụp một ngọn núi có đỉnh nhọn như bao ngọn núi khác. Giải thích hiện tượng quan sát được trong ảnh?

Đáp án: Đây cũng là một loại của hiện tượng ảo giác. có thể gọi là ảo giác ngược: thường thấy ở các xứ lạnh. Khi đó nhiệt độ sát mặt đất thấp hơn nhiệt độ không khí bên trên, do đó chiết suất giảm dần theo độ cao. Ánh sáng từ vật (ở đây là hòn núi) khi tới các lớp khí bên trên sẽ phản xạ toàn phần trở lại mắt người làm cho ta có cảm giác như có một cái gương lơ lửng ở không trung.

Phần 3: Giải bài tập

Câu 1. Một khúc gỗ nặng 100kg trượt từ đỉnh dốc cao 100m xuống chân dốc vơi vận tốc không đổi. Biết hệ số ma sát trượt là 0,2. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đường?

Câu 2. Cáocon và vợ đi câu cá. Cáocon và vợ Omai đứng trên hai đầu của 1 con thuyền nhỏ. Họ bắt đầu đi về phía nhau và đổi chỗ cho nhau. Hỏi trong khi họ đổi chỗ thuyền sẽ chuyển động theo chiều nào và dịch chuyển bao nhiêu? Cho khối lượng Cáocon, Omai, thuyền lần lượt là 60Kg, 40Kg, 60Kg. Chiều dài của tàu là 4m . Bỏ qua sức cản của nước.

Đáp án: 0,5 m .Thuyền dịch chuyển theo chiều chuyển động của Omai

Câu 3. Cho hệ vật như hình vẽ sau :

http://img409.imageshack.us/img409/2818/image967fu.jpg

hoặc http://img409.imageshack.us/my.php?image=image967fu.jpg

Vật A khối lượng m = 4Kg , lò xo độ cứng k = 200N/m. Ban đầu lo xo không biết dạng. Cho giá đỡ B chuyển động xuống dưới với gia tốc a = 2m/s2 . Hỏi sau bao lâu vật A bắt đầu rời khỏi giá đỡ B?

Đáp án: 0,4 s

Câu 4. Một con lắc đơn A có chiều dài l khối lượng M chuyển động từ vị trí biên có độ cao ho xuống va chạm xuyên tâm với con lắc B có cùng chiều dài khối lượng 3M. Sau va chạm hai con lắc dính vào nhau. Hỏi độ cao cực đại hai con lắc này đạt được là bao nhiêu?

Đáp án: ho/16

Phần 4: Dữ kiện Câu 1. Định luật gì?

Dữ kiện 1: Nó được khai sinh vào năm 1738

Dữ kiện 2: Nó giúp cho con người đi lại nhanh hơn

Dữ kiện 3: Đây là một định luật mang tên một dòng họ nổi tiếng Đáp án: Định luật Bernoulli (Danniel Bernoulli)

Câu 2. Đây là đơn vị nào?

Dữ kiện 1: Nó là đơn vị thông dụng trong cuộc sống Dữ kiện 2: Nó dễ khiến người ta nhầm là số đo công suất Dữ kiện 3: Thực ra nó để đo công

Đáp án: Số điện = kWh

Câu 3. Khái niệm gì?

Dữ kiện 1: Được học ở lớp 10

Dữ kiện 2: Một ví dụ của khái niệm này là: Nội năng

Dữ kiện 3: Tuy nhiên nhiệt lượng lại không phải nói về khái niệm này Đáp án: Thông số trạng thái

Câu 4. Đây là thuyết gì?

Dữ kiện 1:Nó bị thay thế bởi thuyết của Huy ghen và Maxwell

Dữ kiện 2: Nó là thuyết đầu tiên về ánh sáng

Dữ kiện 3: Nó cùng tên với thuyết của Anhxtanh và Plank nhưng khác về bản chất Đáp án: Thuyết hạt ánh sáng của Newton

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w