- Ngón cái: véc tơ lực Câu 10 Sắp xếp cho đúng trật tự (chỉ cần đánh số)
VẬT LÝ VUI TRẬN 1.11 Phần 1: Trả lời nhanh
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Vật nào được gọi là chất điểm: Trái đất, hạt nhân nguyên tử, một con rùa.
Đáp án: Không vật nào cả
Câu 2. Đây là đơn vị đo do vua David xứ Scott qui định năm 1150 nó bằng giá trị trung bình độ dầy 3 ngón tay cái của người có kích thước dầy nhất, mỏng nhất và trung bình. Đó là đơn vị gì?
Đáp án: Inch
Câu 3. Đại lượng nào không cùng nhóm với đại lượng còn lại: Điện tích, năng lượng, thể tích, cường độ dòng điện, hiệu điện thế?
Đáp án: Cường độ dòng điện (có đơn vị là A - đơn vị đo cơ bản, còn lại có thứ nguyên là đơn vị dẫn suất)
Câu 4. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật chuyển động tròn đều?
Đáp án: a =
Câu 5. Giá trị thực của hiệu điện thế là 110V, số chỉ trên vôn kế là 100V. Tính sai số tương đối?
Đáp án: 10%
Câu 6. Tên thí nghiệm: http://www.vatlysupham.com/bin/grav.gif
Đáp án: Cân trái đất (Đo hằng số hấp dẫn - thí nghiệm Cavendish)
Câu 7. Lực cản của không khí vào quả bóng phụ thuộc như thế nào vào áp suất của không khí?
Đáp án: Tỉ lệ thuận
Câu 8. 1 eV bằng bao nhiêu J ?
Đáp án: 1,6.10-19 J
Câu 9. Khi điện trở của ampe kế càng tăng thì sai số phép đo cường độ dòng điện tăng hay giảm?
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Khi thổi luồng khí vào giữa hai lon bia rỗng (hình vẽ),thì hai lon bia chuyển động thế nào, giải thích?
http://www.vatlysupham.com/vlv/ber.gif
Đáp án: Hai lon bia sẽ tiến lại gần nhau. Vì khoảng giữa 2 lon, khí chuyển động với vận tốc lớn nên áp suất tĩnh nhỏ hơn ở phía bên ngoài. Chênh lệch áp suất làm 2 lon tiến lại gần nhau chứ không xa nhau như chúng ta tưởng tượng.
Câu 2. Một ống nghiệm nhỏ, đầu dưới hở, nằm lơ lửng trong 1 chai nhựa (hình vẽ). Khi ta bóp chai nhựa thì ống nghiệm chuyển động thế nào?
Đáp án: Khi chưa bóp, trọng lượng riêng của ống nghiệm bao gồm vỏ, nước trong ống, không khí bằng trọng lượng riêng của nước. Khi bóp chai nhựa, áp suất trong chai tăng đẩy thêm nước vào trong ống nghiệm trọng lượng riêng của toàn bộ ống nghiệm tăng
Câu 3. Vì sao các đống cát khô thường có hình dạng đồng dạng với nhau (hình nón tù) dù lớn hay nhỏ?
Đáp án: Do hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa các hạt cát với nhau là như nhau nên chỉ có thể tạo thành các hình nón tù như vậy. Góc nghiêng: tg (alpha) = k, k là hệ số ma sát.
Câu 4. Vì sao trước khi siêu âm các cấu tạo bên trong của người, người ta thường bôi một lớp gel lên da?
Đáp án: Lớp gel này có tác dụng giảm hệ số phản xạ sóng âm tại bề mặt da.
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Tính vận tốc 1 điểm trên xích đạo trong chuyển động tự quay của trái đất? Bán kính Trái đất 6378km.
Đáp án: 0,47km/s. = 2 . 6378 / 86400
Câu 2. Để có nguồn điện 12V - 2A, cần phải mắc các quả pin 1,5V - 0,5 A như thế nào?
Đáp án: Mắc 4 nhánh song song trong mỗi nhánh có 8 quả pin nối tiếp
Câu 3. Hai vật có khối lượng bằng nhau nối với nhau qua 1 lò xo. Xem hình:
Vật A phía trên treo vào giá qua 1 sợi dây. Khi hệ cân bằng, cắt sợi dây treo. Tính gia tốc vật A.
Đáp án: 2g
Câu 4. Tính độ cao tháp nước cung cấp cho gia đình bạn nếu vận tốc nước chảy cực đại là 20m/s
Đáp án: h = = = 20m
Phần 4: Thí nghiệm ảo
http://www.schulphysik.de/java/physlet/applets/optik1.html
Câu 1. Bấm Linse tạo một thấu kính tiêu cự 0,5m. Pfeilobjekt tạo một vật. Để vật ở mép trái màn hình. Di chuyển thấu kính bằng chuột. Tìm vị trí của thấu kính sao cho khoảng cách từ vật đến ảnh là nhỏ nhất
Đáp án: Cách vật 1m
Câu 2. Tạo thêm một thấu kính 2 cũng có tiêu cự 0,5m. Giữ nguyên vị trí thấu kính câu 1 (cách vật 1m). Tìm vị trí của thấu kính 2 sao cho ảnh cuối cùng qua hệ giống hệt như vật (cùng chiều, cùng độ lớn).
Đáp án: Cách thấu kính 1 đoạn 2m
Câu 3. Thêm một thấu kính có tiêu cự 0,5 nữa phía sau thấu kính thứ hai. Xác định vị trí của nó để cho hệ ảnh ở vô cực.
Đáp án: Cách vật 3m
Câu 4. Bỏ thấu kính 3 và thêm đằng sau một hệ gương cầu lõm tiêu cự 0,5m bằng cách bấm vào spiegel. Xác định vị trí của gương sao cho các ảnh mới tạo ra bởi gương nằm trùng với vị trí các ảnh đã có tạo bởi hai thấu kính.