- Khi nước trên mặt hạ nhiệt độ thấp hơn 40C thì nước trên mặt sẽ nhẹ hơn dưới đáy nê nở trên và dần đóng băng
VẬT LÝ VUI TRẬN 2.9 Phần 1: Trả lời nhanh
Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Hiệu điện thế cao nhất trong pḥòng thí nghiệm đạt được cho tới nay là 3,2.10x
V. x = ?
Đáp án: x = 7, tức là khoảng 32 triệu vôn tạo ra vào ngày 17/5/1979 tại Mỹ (theo sách kỉ lục Guiness)
Câu 2. Viết công thức khối lượng của một vật khi nó chuyển động với vận tốc v gần bằng vận tốc ánh sáng
Đáp án: m = , tức là khi đó khối lượng của nó bé đi
Câu 3. Tên của hệ thức sau đây là gì Cp - Cv = R
Đáp án: Hệ thức Mayer
Câu 4. Đơn vị của hằng số Plăng là gì?
Đáp án: J.s
Câu 5. Hạt bêta trừ trong vật lý hạt nhân có tên gọi khác là hạt gì?
Đáp án: Electron
Câu 6. 1 Đềcamét bằng bao nhiêu Đềximét?
Đáp án: 100
Câu 7. Những sóng có tần số nằm trong dải từ 20 kHz đến 300MHz gọi là gì?
Đáp án: Cao tần
Câu 8. Cáp quang hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Đáp án: Phản xạ toàn phần
Câu 9. Nhà khoa học nước nào phát minh ra máy ảnh
Đáp án: Pháp ( L. J. Danguerre - 1835)
Câu 10. Máy ép dùng chất lỏng hoạt động theo định luật nào?
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Một tàu vũ trụ đang ở trên quĩ đạo hình tròn. Người phi công gửi thư về trái đất bằng cách bắn một tên lửa điều khiển từ xa hướng về tâm trái đất. Hỏi sau đó quĩ đạo của tàu là hình gì? Giải thích?
Đáp án: Hình elip
Giải thích: khi đó tàu nhận được vận tốc theo hướng pháp tuyến ra xa trái đất đến khi tổng hợp lực ly tâm và lực hẫp dẫn trở lại cân bằng.
Câu 2. Trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có miêu tả “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Và quan sát sẽ thấy khi nấu bánh trôi nước khi đầu cho vào nó chìm, lúc nó nổi lên là lúc nó chín, vì sao nó lại nổi lên?
Đáp án: Bánh lúc mới nặn thì đặc, thả vào nồi nước thì chìm. Trong lúc đun, phần bột bên ngoài cứng làm cho phần khí bên trong bị cách li (đặc biệt là khi làm nhân đậu thay vì nhân đường), nhiệt độ tăng làm nó nở ra và bánh nổi lên, để lâu nó nguội thì chìm tiếp.
Câu 3. Vì sao gió bão ở Bắc bán cầu thường xoay theo một chiều?
Đáp án: Mọi vật thể chuyển động trong hệ quy chiếu quay quanh một trục đều chịu tác dụng lực Coriolis, cụ thể ở đây là trái đất. Lực Coriolis làm gió bão có xu hướng xoay (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và cùng chiều ở Nam bán cầu do hệ thức F = mv.ω vecto) góc hợp bởi vectơ Omega (vertơ quay) và vận tốc chuyển động khác nhau ở hai bán cầu nên hướng xoay khác nhau ở hai bán cầu. Lực Coriolis đổi chiều ở hai bán cầu.
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Một mạch điện gồm điện trở được mắc như sau (R1 nt R2) // (R3 nt R4). R1 = 7Ω ,R2 = 2Ω , R3 = 4Ω, R4 = 5Ω. Hai đầu mạch AB được nối với hiệu điện thế 9V.
a. Tính cường độ toàn mạch b. Tính hiệu điện thế trên R2
Đáp án: a. 2A; b. 2 V
Câu 2. Tia sáng chiếu qua một lưỡng chất phẳng không khí và chất lỏng X. Góc tới là 490, góc khúc xạ là 300. Tính vận tốc truyền sáng trong môi trường X.
Phần 4: Dữ kiện Câu 1. Đây là định luật gì ?
Dữ kiện 1: Nó là định luật có tên khó nhớ nhất trong chương trình vật lý Dữ kiện 2: Nó là phát hiện đồng thời của 3 nhà bác học
Dữ kiện 3: Học ở lớp 11
Đáp án: Định luật Biot - Savart - Laplace
Câu 2. Hiện tượng gì?
Dữ kiện 1: Nhờ hiện tượng này mà người ta có thể chế tạo màn hình ti vi Dữ kiện 2: Hiện tượng này giúp con người nhìn đuợc toàn bộ sự vật Dữ kiện 3: Là cơ sở của kỹ thuật chiếu bóng
Đáp án: Hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc
Câu 3. Hiệu ứng gì?
Dữ kiện 1: Hiệu ứng này do nhà vật lý Mĩ sinh năm 1855 phát minh Dữ kiện 2: Nói về sự suất hiện của hiệu điện thế
Dữ kiện 3: Nó được học sinh sinh viên Việt Nam ưa thích nhất Đáp án: Hiệu ứng Hall (Hôn)
Câu 4. Là cái gì?
Dữ kiện 1: Nó là cái mà nhiều nhà khoa học bỏ cả đời để chế tạo Dữ kiện 2: Nhưng thực ra nó không bao giờ tồn tại
Dữ kiện 3: Trong khi đó tên của nó thì ngược lại Đáp án: Động cơ vĩnh cửu
Câu 5. Là cái gì?
Dữ kiện 1: Nó có mặt khắp nơi trên thế giới Dữ kiện 2: Nó là nguyên nhân của gió bão
Dữ kiện 3: Nó có cơ sở là 1 trong 3 cánh truyền nhiệt Đáp án: Dòng đối lưu