VẬT LÝ VUI TRẬN CHUNG KẾT

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 101 - 105)

- Khi nước trên mặt hạ nhiệt độ thấp hơn 40C thì nước trên mặt sẽ nhẹ hơn dưới đáy nê nở trên và dần đóng băng

VẬT LÝ VUI TRẬN CHUNG KẾT

Diễn ra vào ngày 6.11.2005

Phần 1: Trả lời nhanh

Câu 1. Muốn trở thành lỗ đen thì với cùng khối lượng như thế bán kính của trái đất phải bằng khoảng mấy centimet?

Đáp án: 1 cm

Câu 2. Xem ảnh sau: http://www.vatlysupham.com/diendan/album_page.php?pic_id=21

Ảnh chụp cái gì?

Đáp án: Một quả bóng bay bị chọc thủng ở dưới nước

Câu 3. Những từ nào không nằm trong nhóm còn lại? charm , up , down, right , left, bottom, top, strange

Đáp án: right, left; các từ còn lại là tên 6 quarks

Câu 4. Nêu 1 trường hợp người ta có thể thấy cầu vồng có hình tròn?

Đáp án: Ngồi trên máy bay nhìn xuống đám mây bên dưới theo chiều truyền tia sáng Câu trả lời sáng tạo: nhìn về phía hồ nước (cầu vòng thật và ảnh của nó qua hồ nước)

Câu 5. Quang phổ của Na có mấy vạch?

Đáp án: 2 vạch

Câu 6. Chuồn chuồn bay thấp thì cao, bay cao thì thấp bay vừa thì trung là mô tả cái gì?

Đáp án: Độ ẩm

Câu 7. Viết công thức định luật Bi ô - xava - laplaxơ

Đáp án: B = 10-7. I. dl/r2

Câu 8. Icônoxcôp là cái gì?

Đáp án: Ống phát hình - Nguyên văn từ điển vật lý tiếng việt

Câu 9. Việt nam ở múi giờ thứ 7 vậy kinh độ của hà nội là bao nhiêu?

Đáp án: 105

Đáp án: Mạnh, yếu, hấp dẫn, điện từ

Câu 11. Từ trường trái đất bằng cực đại khoảng 4,2. 10x T. x bằng bao nhiêu?

Đáp án: -5

Câu 12. Kiến thức vật lý nào trình bày trong bản thảo này?

http://www.vatlysupham.com/diendan/album_page.php?pic_id=31

Đáp án: Thuyết tương đối rộng của Anhxtanh (Einstein)

Câu 13. s = R. có tên là công thức gì?

Đáp án: Công thức quang phổ

Câu 14. Một hệ gồm có các tụ điện 3, 6, 9, 12 mF. Hỏi hệ có thể tạo được điện dung tối đa bao nhiêu?

Đáp án: 30 mF (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15. Một phân tử khí ở 8190C chuyển dộng với vận tốc 1000 m/s. Nó sẽ chuyển động với vận tốc bao nhiêu ở 00C?

Đáp án: 500m/s

Câu 16. Thứ nguyên của cảm ứng từ theo đơn vị cơn bản?

Đáp án: L.M.T-2.I-2

Phần 2: Giải thích hiện tượng

Câu 1. Vì sao khi luộc khoai ta cho một ít muối vào sẽ chóng chín hơn?

Đáp án: Nhiệt độ sôi của dung dịch nước muôí cao hơn nhiệt độ sôi của tinh thể nước tinh khiết do đó khi thêm muối sẽ làm khoai chóng chín hơn

Câu 2. Hãy xem đoạn phim ghi lại cú đá của Roberto Carlos

http://www.vatlysupham.com/diendan/files/074_134.wmv

Câu hỏi: chuyển động của quả bóng này có gì bất thường nếu so sánh với 1 vật chuyển động ném xien, giải thích trên cơ sở kiến thức vật lý?

Đáp án: Quĩ đạo chuyển động của vật ném xiên phải nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng nhưng quả bóng lại chuyển động trong một mặt cong.

Giải thích: Đây là tác dụng của hiệu ứng Manus. Quả bóng này được đá xoáy ngược chiều kim đồng hồ (cú sút má ngoài chân trái). Khi quả bóng chuyển động xoay nó kéo theo phần tử không khí xoay theo với vận tốc v, do đó với các phần tử khí bên phải sẽ có giá trị vận tốc vo - v , vo là vận tốc chuyển động tịnh tiến, còn bên trái quả bóng sẽ có vận tốc v + vo. Do sự chênh lệch vận tốc này sẽ dẫn đến sự chênh lệch áp suất tĩnh theo định luật Bernuli, sinh ra một lực hướng từ phải sang trái làm quả bóng chuyển động trong mặt cong

Câu 3. Vì sao ngồi trên ô tô khi lên dốc hoặc xuống dốc hoặc đi máy bay lúc cất cánh hay hạ cánh đều bị ù tai? Làm thế nào để hết ù nhanh nhất?

Đáp án: Khi lên dốc hoặc cất cánh áp suất khí quyển giảm do đó áp lực từ trong tác dụng từ vào màng nhĩ làm tai ù, tai có đường thông tới miệng do đó cách tốt nhất trong trường hợp này là há miệng ra để cân bằng áp suất. Tương tự khi hạ cánh (xuống dốc) áp suất khí quyển tăng. Ngoài cách há miệng để cân bằng áp suất có thể mím miệng và dồn hơi từ phổi lên để tăng áp suất nhanh chóng.

Câu 4. Một quả bóng bay màu xanh nằm bên trong một quả bóng bay màu trắng trong, cả hai quả đều được bơm căng. Chiếu tia laser màu đỏ vào quả bóng bay màu xanh. Hiện tượng diễn ra thế nào? Giải thích

Đáp án: Quả bóng bay màu xanh bị nổ, quả màu trắng trong không sao.

Giải thích: Quả bóng bay màu xanh có có nghĩa là có thể hấp thụ các ánh ánh màu khác và chỉ phản xạ màu xanh, do đó không khí trong nó sẽ nóng lên, nở ra bụp!. Còn quả bóng bay màu trắng trong thì cho hầu hết các tia sáng các màu truyền qua bình yên

Phần 3: Giải bài tập

Câu 1. Có các điện trở sau 3, 5, 6, 15, 20 Ω. Nêu cách mắc chúng để thu được điện trở 12 Ω.

Đáp án: (3//6) nt ((5nt15)//20)

Câu 2. Một vật nặng bằng gỗ, hình trụ, hai đầu hình nón (giúp giảm sức cản của môi trường khi vật di chuyển) được thả xuống không có vận tốc ban đầu từ độ cao 15 cm xuống nước. Vật tiếp tục rơi trong nước, tới độ sâu 65 cm thì dừng lại, rồi từ từ nổi lên. Xác định khối lượng riêng của gỗ. Dnước = 1g /cm^3

Câu 3. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 16h chiều 1/11, tâm bão ở vào khoảng 16 độ vĩ Bắc; 108,7 độ kinh Đông, trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế. Bão đang tiệm cần gần bờ theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng từ 12 đến 17 km. Bão số 8 có gió mạnh cấp 6-7 và đến chiều 1/11 đã mạnh lên cấp 9-10. Tính vận tốc bão. Biện luận

Đáp án: Vận tốc bão 12-17 km/h. Giá trị này làm ta nghi ngờ vì sao gió chậm thế mà lại gây hại mạnh. Nhưng thực ra đây là vận tốc di chuyển của cơn bão (tâm bão) nó không phải là vận tốc gió xoáy (thường là 150 km/h với gió cấp 11)

Câu 4. Giả sử có một cái giếng xuyên suốt trục quay của trái đất. Có viên bi rơi xuống giếng ở độ sâu R/4 thì bi có gia tốc là a. Hỏi khi đi xuống độ sâu R/2 thì gia tốc của nó là bao nhiêu?

Đáp án: Ở độ sâu h gia tốc của vật là: a = M.G.(R-h)/R3. Tính tỉ lệ a1/a2 ta sẽ tính đươc đáp án là: 2a/3

Câu 5. Chỗ tớ ở có vĩ độ là 40 độ Bắc. Vậy góc cực đại của tia sáng mặt trời với phương ngang nằm trong khoảng nào?

Đáp án: Từ 50-23,5 = 26,5 ( mùa đông ) đến 50 +23,5 = 73,5 độ ( mùa hè )

Phần 4: Dữ kiện Câu 1. Hiện tượng gì?

Dữ kiện 1: Là một hiện tượng điện học

Dữ kiện 2: Xảy ra trong tự nhiên không thường xuyên và người xưa cho rằng đó là hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng ma quái

Dữ kiện 3: Xảy ra khi điện tích được giải phóng dần vào không khí Đáp án: Hiện tương dò điện

Câu 2. Công thức gì?

Dữ kiện 1: Liên quan đến áp suất của một điểm trong khí quyển

Dữ kiện 2: Nó là công thức vật lý quan trọng trong việc dự báo thời tiết?

Dữ kiện 3: Công thức này để tính áp suất khí quyển tại một điểm ở độ cao h bất kì.

Câu 3. Đơn vị gì?

Dữ kiện 1: Nó là một đơn vị được dùng nhiều trong kĩ thuật

Dữ kiện 2:Nó là một đơn vị không chính thống

Dữ kiện 3: Nó là đơn vị công suất Đáp án: Mã lực

Câu 4. Khái niệm gì?

Dữ kiện 1: Người ta phải tìm nhiều cách để tránh hoặc giảm bớt nó khi truyền tải điện

năng

Dữ kiện 2: Nó được phát hiện bởi nhà vật lý người pháp

Dữ kiện 3: Một phần tên của khái niệm là tên của nhà vật lý này Đáp án: Dòng Phu cô (Foucault, Michel)

Câu 5. Ông là ai?

Dữ kiện 1: Ông là nguời trong ảnh này:

http://www.vatlysupham.com/diendan/album_page.php?pic_id=30

Dữ kiện 2: Ông có 1 trong 10 thí nghiệm được đánh giá là đẹp nhất của vật lý

Dữ kiện 3: Đó là thí nghiệm xác định điện tích electron

Đáp án: Robert A. Millikan

Câu 6. Là cái gì?

Dữ kiện 1: Là một hệ quang học nhạy bén

Dữ kiện 2: Gồm một hệ các lưỡng chất cầu với độ cong khác nhau

Dữ kiện 3: Là hệ quang học duy nhất có thể điều tiết độ tụ mà không chạm vào các thành

phần trong quang hệ

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 101 - 105)