VẬT LÝ VUI TRẬN 1.13 Phần 1: Trả lời nhanh

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 44 - 46)

- Ngón cái: véc tơ lực Câu 10 Sắp xếp cho đúng trật tự (chỉ cần đánh số)

VẬT LÝ VUI TRẬN 1.13 Phần 1: Trả lời nhanh

Phần 1: Trả lời nhanh

Câu 1. Ðiện dung tụ điện phẳng thay đổi thế nào nếu tãng khoảng cách giữa hai bản tụ?

Đáp án: Giảm đi

Câu 2. Vệ tinh địa tĩnh của có chu kỳ là bao nhiêu?

Đáp án: 1 ngày

Câu 3. V = u ln (Mo/M) là phương trình nổi tiếng được mang tên ai?

Đáp án: Xioncốpxki (1 giáo viên tiểu học người Nga, đây là 1 cơ sở của chuyển động bằng phản lực).

Câu 4. Hp là 1 đơn vị của đại lượng vật lý nào?

Đáp án: Hp (Horse power, mã lực) = 736W . Đơn vị của công suất

Câu 5. "Nếu hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì có thể tìm được các hệ quy chiếu trong đó vật này không chuyển động hoặc chuyển động thẳng đều" . Các Hệ quy chiếu đó gọi là gì?

Đáp án: Hệ quy chiếu quán tính.

Câu 6. Dyn (hệ GS) và pound (hệ Ib) là các đơn vị của cùng 1 đại lượng vật lý nào?

Đáp án: Lực

Câu 7. Ðây là đường đặc tuyến Vôn-ampe của thiết bị nào?

http://vatlysupham.com/vlv/anh/de1.13.gif

Đáp án: Ði-ốt bán dẫn

Câu 8. Sự khác nhau cơ bản giữa sóng truyền trên mặt nước và sóng âm là gì?

Đáp án: Sóng âm là sóng dọc còn sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang.

Câu 9. Năng lượng vật có được nhờ chuyển động của các phân tử gọi là gì?

Đáp án: Nhiệt năng

Câu 10. Người phát minh ra định luật bảo toàn khối lượng?

Đáp án: Lomonoxop

Câu 1. Vì sao khi du lịch trên vùng núi cao chúng ta không thể luộc chín được trứng?

Đáp án: Nhiệt độ sôi của chất lỏng giảm khi áp suất không khí trên bề mặt chất lỏng giảm và ngược lại. Ở vùng núi cao áp suất không khí giảm rõ rệt khiến nhiệt độ hoá hơi của nước cũng giảm. Nước hoá hơi dưới 1000C nên không đủ nóng để luộc chín trứng.

Câu 2. Giải thích hiện tượng: "vào ngày hè nắng nóng, đi ngoài đường nhựa ta thấy dường như ngoài trước mặt đường long lanh như là có nước"

Đáp án: Mặt đường có nước thì mặt đường thành tấm gương phẳng phản xạ ánh sáng từ vật rồi đi đến mắt người quan sát. Ở đây mặt đường không có nước nhưng do chênh lệch nhiệt độ của các lớp không khí, đặc biệt lớp gần mặt đất mà môi trường truyền ánh sáng không còn là đồng tính, lớp không khí sát mặt đường có chiết xuất nhỏ hơn lớp bên trên. Ánh sáng từ vật tới mặt đường sẽ bị phản xạ toàn phần qua các lớp không khí

Câu 3. Hiện tượng triều cường và triều kiệt xảy ra khi nào? (hoặc, hãy giải thích nguyên nhân hiện tượng thuỷ triều)

Đáp án: Hiện tượng thuỷ triều gây nên chủ yếu bởi lực hút của Mặt trăng. Thuỷ triều còn chịu tác động lực hấp dẫn của Mặt trời, yếu hơn so với Mặt Trăng ( vì ở quá xa). Do đó khi vùng biển nào nằm cùng phía hoặc phía đối diện với Mặt Trăng với mặt trăng ở cùng 1 phía so với tâm trái đất thì thuỷ triều dâng (thông tin thêm: Tuy nhiên trên đây ta đã giả sử Trái đất tròn nhẵn có lớp nước phủ đều xung quanh. Thực tế thì biển chiếm 3/4 S với nhiều vị trí ngoắt nghéo, bề mặt Trái đất lại lồi lõm. Vì thế hiên tượng thuỷ triều còn phụ thuộc rất nhiều vào địa hình vá các yếu tố khí tượng thuỷ văn)

Câu 4. Khi xem Gặp Nhau Cuối Tuần, có thấy một nhân vật nói: "Nước từ máy điều hòa nhà nó chảy ra là nước thải, nước bẩn..." điều đó có đúng không? Vì sao điều hòa nhiệt độ lại chảy nước?

Đáp án: Sai, nhiệt độ của không khí giảm thì độ ẩm của hơi nước trong không khí giảm, do đó một phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và chảy ra ngoài.

Phần 3: Giải bài tập

Câu 1. Vật ném xiên từ mặt đất, góc ném 300 thì tầm xa là 40m . Hỏi nếu với vận tốc ban đầu không dổi nhưng góc ném 600 thì tầm xa sẽ là bao nhiêu?

Câu 2. Hoạt lái thử chiếc WaveZX mới mua. Cậu bắt đầu cho xe khởi động. Sau khi đi được 10 m thì xe đạt tốc độ 36km/h. Xem như xe chạy nhanh dần đều. Tính gia tốc xe.

Đáp án: Áp dụng công thức v2 – vo2 = 2as a = 5 m/s2

Câu 3. Con lắc đơn l = 1m thả từ độ lệch 90 độ so với phương thẳng đứng với vận tốc đầu vo= 0. Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng. Cho g = 10m/s2

Đáp án:

Câu 4. Ðầu nhọn kim phút của đồng hồ có vận tốc dài lớn gấp 18 lần vận tốc đầu nhọn kim giờ. Ðộ dài kim giờ là bao nhiêu nếu kim phút là 24cm.

Đáp án: 18cm

Phần 4: Thí nghiệm ảo

Thí sinh vào link sau http://www.walter-fendt.de/ph11d/zerfallsgesetz.htm

Câu 1. Đây là mô phỏng hiện tượng gì?

Đáp án: phóng xạ

Câu 2. Nếu mẫu có chu kì bán rã là 1 năm thì khi chỉ còn 1 phân tử thì sau bao lâu nó sẽ phân rã nốt?

Đáp án: Không xác định, chu kì bán rã chỉ đúng với số lượng lớn các nguyên tử chứ không có ý nghĩa với một vài nguyên tử

Câu 3. Dùng đồng hồ bấm giây, hãy xác định chu kì bán rã của nguyên tử trong thí nghiệm này

Đáp án: T = 20s

Câu 4. Mẫu có 1000 nguyên tử, tại thời điểm t bằng bao nhiêu thì mẫu còn lại 855 nguyên tử?

Đáp án: 0,27 T = 4,8s

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w