VẬT LÝ VUI TRẬN 1.9 Phần 1: Trả lời nhanh

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 31 - 33)

- Khi đó vận tốc theo phương ngang của quả bóng giảm dần

VẬT LÝ VUI TRẬN 1.9 Phần 1: Trả lời nhanh

Phần 1: Trả lời nhanh Câu 1. Công thức định luật cảm ứng điện từ

Đáp án: ec =

Câu 2. Tên kĩ sư đã phát minh ra động cơ Diesel

Đáp án: Diesel (Rudolf Diesel)

Câu 3. Độ lệch pha giữa các dòng điện các pha của dòng điện xoay chiều ba pha là bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 4. Quĩ đạo của trái đất quanh mặt trời là đường gì?

Đáp án: Elip

Câu 5. Lực hút Trái đất của Mặt trời hay Mặt trăng lớn hơn?

Đáp án: Mặt trời

Câu 6. Khi rơi tự do vật bị lệch về phía nào?

Đáp án: Phía Đông

Câu 7. Đơn vị của cường độ âm?

Đáp án: dB

Câu 8. Tên phương pháp đo vận tốc ánh sáng của Albert Milchelson (1852-1931) tiến hành năm 1927?

Đáp án: Phương pháp gương quay

Câu 9. Thời gian truyền sáng từ vật đến ảnh của nó qua thấu theo loại tia nào ngắn nhất: Tia song song trục chính, tia đi qua quang tâm hay tia đi qua tiêu điểm của thấu kính?

Câu 10. Trộn ánh sáng màu đỏ và màu xanh lục có cùng cường độ ta được ánh sáng màu gì?

Đáp án: Màu vàng

Phần 2: Giải thích hiện tượng

Câu 1. Nêu một cách xác định khối tâm của một miếng bìa có dạng bất kì. Dụng cụ: một cái đinh, một cái thước kẻ và một cái bút chì.

Đáp án: Đục một lỗ bất kì trên tấm bìa, treo lên tường, rồi dùng thước kẻ, kẻ một đường vuông góc với mặt đất từ cái đinh. Rồi đục một cái lỗ khác, kẻ đường vuông góc thứ 2. Nơi 2 đường đó cắt nhau là khối tâm của miếng bìa.

Câu 2. Dùng cân thăng bằng, một bên đặt sắt vụn, bên kia là giấy vụn. Cân thăng bằng. Hỏi bên nào có khối lượng lớn hơn? Giải thích?

Đáp án: Bên có giấy có khối lượng lớn hơn

Giải thích: Khối lượng riêng của giấy nhỏ hơn nên bên có giấy có thể tích lớn hơn rất nhiều để có thể có trọng lượng hai bên xấp xỉ bằng nhau. Hệ đặt trong không khí nên bên có giấy chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn vì có thể tích lớn hơn. Phần khấu hao Acsimet của bên có giấy lớn hơn nên trọng lượng thực của bên này lớn hơn để trọng lượng hiệu dụng bằng nhau.

Câu 3. Chúng ta chỉ có thể quan sát thấy được một nửa bề mặt của mặt trăng khi quan sát từ trái đất. Còn nửa còn lại gọi là nửa tối của mặt trăng thì phải mãi đến thế kỉ 20 nhờ có các vệ tinh nhân tạo và các ảnh chụp từ tàu con thoi thì con người mới biết tới nửa thứ hai của chị Hằng. Tại sao lại như thế ?

Đáp án: Vận tốc góc tự quay của mặt trăng bằng với vận tốc góc của mặt trăng quay quanh trái đất, nên nhìn từ mặt đất ta luôn nhìn thấy một nửa bề mặt của mặt trăng cố định từ ngày này qua ngày khác.

Câu 4. Tại sao con mèo khi rơi có thể tự quay mình trên không để khi chạm đất thì chạm đất bằng 4 chân một cách vững vàng ?

Đáp án: Con mèo trong khi rơi quay đuôi của nó như một cái chong chóng. Do đó phần cơ thể còn lại của nó sẽ quay ngược lại với chiều quay của đuôi để bảo toàn mô men xung lượng toàn phần.

Phần 3: Giải bài tập

Câu 1. Một Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không là 1 vạn 8 nghìn dặm. Sự thật của việc Tôn Ngộ Không không thể thoát khỏi bàn tay của Như Lai Phật Tổ là do một cân đẩu vân của chàng vừa vặn một vòng quanh trái đất. Biết bán kính trái đất là 6400 km. Hỏi rằng 1 dặm cổ của Trung Quốc là bao nhiêu km?

Đáp án: Chu vi trái đất là 2 R

Như vậy một dặm cổ của Trung Quốc ứng với 2,2km

Câu 2. Một khẩu súng bắn đạn với khối lượng viên đạn 100g rời khỏi nòng súng với vận tốc 5km/s. Khối lượng khẩu súng là bao nhiêu để vận tốc của súng giật lại là 0.5 m/s sau khi bắn.

Đáp án: Dùng phương trình bảo toàn động lượng ta có: Pđạn = Mđạn.Vđạn = 0.1kg . 5000 m/s = 500 kg m /s = 500 N s. Psúng = Msúng.Vsúng = Msúng . 0.5 m/s = Pđạn

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w