- Khi nước trên mặt hạ nhiệt độ thấp hơn 40C thì nước trên mặt sẽ nhẹ hơn dưới đáy nê nở trên và dần đóng băng
VẬT LÝ VUI TRẬN 3.1 Phần 1: Trả lời nhanh
Phần 1: Trả lời nhanh Câu 1. Khi nhiệt độ tăng tần số của con lắc đơn tăng hay giảm?
Đáp án: Giảm
Câu 2. x là đại lượng gì? Biết: x = k.ln(P); k là hằng số Boltzmann, P là hàm xác suất của hệ.
Ðáp án: Entropy
Câu 3. Viết công thức tính mức cường độ âm?
Đáp án: lg(Io/I)
Câu 4. Giải Nobel vật lý năm 1913 trao cho Heike Kamerlingh Onnes vì phát minh gì của ông?
Ðáp án: Hiện tượng siêu dẫn
Câu 5. Các nước nằm trong vùng vĩ tuyến nào thì có thể có thời điểm mặt trời nằm tại thiên đỉnh (tức là ánh sáng rọi vuông góc với mặt đất)
Ðáp án: 23,5 độ bắc đến 23,5 độ Nam.
Câu 6. Hiện tượng tự nhiên gì sẽ xảy ra nhiều hơn, nếu mặt phẳng quĩ đạo của mặt trăng trùng với mặt phẳng quĩ đạo của trái đất quanh mặt trời?
Ðáp án: Nhật thực và nguyệt thực
Câu 7. Mạch điện sau đây là của thiết bị gì? http://vatlysupham.com/bin/de.gif
Đáp án: Đây là mạch của radio
Câu 8. Hạt của tương tác yếu là hạt gì?
Ðáp án: Hạt W và Z (thuộc loại Boson)
Câu 9. Nếu điện trở mạch ngoài tăng từ giá trị 0 thì công suất tiêu thụ mạch ngoài tăng hay giảm?
Đáp án: Tăng rồi giảm
Câu 10. Trong các đại lượng sau đại lượng nào là các hàm trạng thái: Nhiệt độ, công, nhiệt lượng, thể tích, nội năng, áp suất
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Vì sao miền bắc nước ta có 4 mùa còn miền nam thì lúc nào cũng nắng nóng?
Đáp án: Trục trái đất nghiêng do đó các vĩ tuyến khác nhau sẽ được mặt trời chiếu sáng khác nhau. Miền nam gần xích đạo nên khi trái đất chuyển động quanh mặt trời lượng ánh nắng chiếu tới hầu như không thay đổi dù trái đất nằm ở vị trí nào trên quĩ đạo.
Câu 2. Vì sao đàn bầu chỉ 1 dây mà vẫn cho được âm thanh trầm bổng khác nhau?
Đáp án: Tần số âm thanh dây đàn tỉ lệ thuận với chiều dài dây và lực căng dây. Khi đánh đàn người nghệ sĩ thay đổi tần số âm bằng cách: Bấm vào các node khác nhau chiều dài dây thay đổi và kéo cần đàn để thay đổi độ căng dây. Có thể nói sự thay đổi node là thay đổi thô (vì số node có hạn), còn thay đổi bằng kéo cần là một cách thay đổi độc đáo tạo ra các âm có tần số biến đổi liên tục (thay đổi tinh) và chính đây là ưu thế để tạo ra các âm thanh luyến láy của đàn bầu.
Câu 3. http://vatlysupham.com/bin/de1.gif Vì sao mô hình động cơ vĩnh cửu này này không hoạt động ?
Đáp án: Người lập mô hình này cho rằng khi quả cầu đủ nhiều sẽ đẩy nó xuống đáy để vượt qua chỗ uốn ở đáy ống chữ U và nổi ( muốn vậy trọng lượng riêng của quả cầu phải nhỏ hơn của dung dịch) lên rồi rơi xuống và cứ như thế xảy ra mãi mãi. Thực ra không phải như vậy: Muốn vượt qua được chỗ uốn thì khối lượng riêng của các hòn bi phải lớn hơn của dung dịch màu xanh, hoặc nếu nhỏ hơn thì chiều cao tổng cộng của các hòn bi phải cao hơn chiều cao dung dịch này. Như vậy không thể thỏa mãn được 2 điều kiện này đồng thời như tưởng tượng
Câu 4. Tại sao giữ thãng bằng khi xe đang di chuyển dễ dàng hơn là khi xe đang đứng?
Đáp án: Khi xe đang đứng, nếu trọng tâm lệch khỏi chân đế khá nhỏ (tạo bởi hai bánh xe) thì nó sẽ bị đổ. Khi di chuyển, nếu trọng tâm lệch khỏi mặt phẳng chân đế, người biết đi xe sẽ có phản xạ đánh tay lái sao cho thành phần trọng lực sẽ tạo ra một momen lực để tăng vận tốc góc tổng hợp của xe. Hay nói một cách khác là đánh tay lái để mặt phẳng chân đế đón lấy điểm rơi của của vec tơ trọng lực. do đó xe khó bị đổ hơn. Tuy nhiên đối với người chưa biết đi xe đạp tình hình hoàn toàn khác, họ sẽ giữ tay lái thẳng đơ và và một vụ đổ xe nho nhỏ sẽ xảy ra.
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Sáng sớm lúc 7h xacupid cùng con chó của mình chạy tập thể dục từ nhà đến sân vận động cách đó 10 km. Con chó chạy nhanh gấp đôi chủ nó cho nên nó đến sân trước, nó liền chạy quay lại và gặp chủ mình ở dọc đường, nó lại quay đầu chạy đến sân vận động rồi cứ như thế lặp lại cho tới 8h thì cùng xacupid bước vào sân. Hỏi con chó đã chạy quãng đường dài bao nhiêu?
Đáp án: 20km
Câu 2. Một dây đàn ghi ta dao động với tần số âm cơ bản là 460Hz. Nếu cắt ngắn 8cm thì nó dao động với tần số 580Hz. Tính vận tốc truyền âm trên sơi dây đàn.
Ðáp án: c = 2l. = 355,7 m/s
Câu 3. Một khối lập phương đồng chất cạnh a nằm trên đỉnh một hình cầu bán kính R. Tìm điều kiện để khối lập phương nằm cân bằng bền.
Đáp án: R > a/2
Câu 4. Một búa máy nện với tần số 15 lần một giây. Một người chay ra xa khỏi nó với vận tốc 22m/s. Anh ta sẽ nghe được tiếng búa máy với tần số bao nhiêu? Biêt vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s
Đáp án: f = (333-22)/333
Câu 5. Một con người nhái ở dưới nước sẽ nhìn mặt trời lặn ở góc bao nhiêu độ so với mặt phẳng ngang? Chiết suất nước là 4/3
Đáp án: arcsin (3/4)
Câu 6. Một bóng đèn ghi 220V-15 W. Khi người ta cáp vào cục pin 4,5 V thì đo được dòng là 50 mA. Vì sao vậy? Dụng cụ đo là chính xác
Đáp án: Điện trở đèn khi mắc với pin 90Ω, Giá trị điện trở theo ghi trên vỏ bóng: 322Ω. Ở đây không có gì sai, vấn đề ở chỗ giá trị điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ lớn (ứng với trường hợp dùng mạng điện 220V) thì điện trở lớn, còn khi mắc pin thì điện trở nhỏ vì nhiệt độ thấp.
Phần 4: Thí nghiệm ảo
Click vào link sau: http://www.schulphysik.de/java/physlet/applets/optik1.html
Câu 1. Một vật cao 0,5 m đặt trước gương cầu lõm tiêu cự 2m một khoảng 5m. Trong khoảng giữa vật và gương có một thấu kính hội tụ f = 1m. Xác định vị trí của thấu kính để ảnh cuối cùng cao bằng vật.
Ðáp án: Hai vị trí, cách vật 3,58 và 1,42m
Câu 2. Tại vị trí thấu kính cách vật 2m , vận tốc dịch chuyển thấu kính là 1m/s. Tính vận tốc dịch chuyển ảnh cuối cùng của hệ
Ðáp án: 1m/s
Câu 3. Bỏ gương đi và thay vào đó là một thấu kính phân kì tiêu cự 1m (tạo bằng cách thay đổi tiêu cự) . Nếu lúc đó vật cách thấu kính hội tụ 2m thì thấu kính phân kì phải nằm ở vị trí nào để ảnh cuối cùng của hệ nằm ở vô cực
Ðáp án: Cách vật 3 m
Câu 4. Khi ghép sát hệ hai thấu kính này với nhau, ảnh cuối cùng của vật nằm ở vị trí nào?
Đáp án: Trùng vị trí của vật. Khi đó nó thành bản mặt song song, tuy nhiên vì coi thấu kinh mỏng
ảnh trùng với vật
Câu 5. Đặt sau hệ ghép sát này một gương cầu lõm có tiêu cự 1m cách vật 4m. Vị trí ảnh cuối cùng của vật qua hệ nằm ở đâu?