Phần 1: Trả lời nhanh
Câu 1. Hằng số biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt độ và năng lượng và có giá trị k = 1.380 6505(24) × 10-23 J/K ?
Đáp án: Hằng số Boltzmann
Câu 2. Ngoài rắn, lỏng, khí trên lí thuyết vật chất còn ở thể nào ?
Đáp án: Plasma
Câu 3. Người đầu tiên chứng minh những vật khối lượng khác nhau rơi cùng một vận tốc?
Đáp án: Galieo Galile
Câu 4. Viết công thức biểu thị năng lượng của một vật giảm dần của một vật (đang ở trạng thái nghỉ) liên hệ với công thức của nó ?
Đáp án: E = mc2
Câu 5. Phản ứng xảy ra khi Hydro và Trilium (1 đồng vị của hidro) va chạm mạnh là phản ứng gì ?
Đáp án: Phản ứng hạt nhân
Câu 6. Học thuyết nào được xuất bản năm 1915 làm đảo lộn toàn bộ thế giới vật lý ?
Đáp án: Thuyết tương đối
Câu7. Tia hồng ngoại, tia gamma, tia X.Sắp xếp theo thứ tự bước sóng lớn nhất đến nhỏ nhất?
Đáp án: Tia hồng ngoại – tiaX – tia gama
Câu 8. Trong phản ứng hạt nhân đại lượng nào không được bảo toàn
A. Năng lượng B. Khối lượng C. Động lượng D. Điện lượng E. Momen động lượng Đáp án: B
Câu 9. Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh dịch chuyển theo chiều nào ?
Đáp án: Ảnh và vật dịch chuyển cùng chiều
Câu10. Sắp xếp lại cho đúng trật tự: U, Pb, Th, Ra
Đáp án: U Th Ra Pb
Phần 2: Giải thích hiện tượng
Câu 1. Vì sao với kính thiên văn có độ nhạy cao, người ta dùng gương cầu lõm thay vì thấu kính?
Đáp án: - Kính thiên văn có dộ nhạy càng cao càng cần có dường kính lớn do đó với gươg cầu lõm có nhiều ưu điểm hơn như sau: - Dẽ chế tạo hơn - Tránh được sai số do hiện tượng quang sai và sắc sai do ánh sáng tán sác qua thấu kính dầy - Tín hiệu không bị làm yếu do hấp thu
Câu 2. Vì sao máy bay trực thăng không thể bay lên mặt trăng ?
Đáp án: - Máy bay trực thăng cần tác dụng lực vào khí quyển và do đó chính phản lực của không khí lên cánh máy bay làm cho nó có thể bay được - Giữa trái đất và mặt trăng là chân không không có khí quyển do đó không thể bay được
Câu 3. Đây là chụp ảnh nhiệt (chụp ảnh hồng ngoại) . Chỗ nào của bức ảnh có nhiệt độ cao nhất? Giải thích
Đáp án: Chỗ có màu trắng. Nguyên tắc máy chụp ảnh nhiệt là dùng phim nhạy với ánh tia hồng ngoại (bức xạ nhiệt). Sau đó sẽ chuyển thành màu tuơng ứng. Theo công thức bức xạ cua Bolman I = e .s.T4. Chỗ có nhiệt độ càng cao thì búc xạ càng mạnh. Và khi búc xạ mạnh sau khi rủa ảnh sẽ cho mau trắng tương tự như với mầu sắc
Câu 4. Vì sao sau con bão, nhiệt độ nuớc biển thường tăng lên?
Đáp án: Hết cơn bão động năng của gió của sóng chuyển thành nội năng của không khí và của nước do đó nhiệt độ của nước biển tăng lên.
Phần 3: Giải bài tập
Câu 1. Đạt thổi vào cái bánh xe có các lỗ như hình vẽ qua 1 cái ống nhỏ. Khi vận tốc của bánh xe là 5 vòng/giây thì tần số âm thanh phát ra là bao nhiêu?
Đáp án: f = số lỗ x số vòng = 28 x 5 = 140 Hz
Câu 2. Nêu phương án thực nghiệm và biểu thức tính gia tốc của 1 máy bay khi tăng tốc trên đường băng nếu trên tay bạn có 1 thước đo độ và chùm chìa khoá với dây đeo đủ loại.
Đáp án: Treo chùm chìa khoá vào thanh xe đánh dấu vị trí chìa khóa khi xe chua chuyển động.
Khi máy bay chuyển động với gia chìa khóa se bị lệch đi góc được xác định bởi thuớc đo góc tg( ) = a/g và a = g.tg( )
Câu 3. Có hai đèn L1 va L2 được nối vào mạch điện với các diot như hinh vẽ
a) Khi chỉ đóng khoá S1, những đèn nào sẽ sáng (20 điểm)
b) Đèn nào sẽ sáng khi chỉ đóng khoá S2 (20 điểm)
c) Những đèn nào sẽ sáng khi đóng cả 2 khóa (20 điểm)
Đáp án: a) L2 sáng; b) L1 sáng; c) cả hai đèn L1 và L2 sáng
Phần 4: Thí nghiệm ảo
http://www.schulphysik.de/suren/Applets/Kinematics/BoatRiver/BoatRiverApplet.html Thí sinh click vào dòng " click to begin"
Câu 1. Khi vận tốc của dòng chảy là 4m/s và tàu chỉ đi được vận tốc là 8m/s . Hỏi phải lái tàu thế nào để có thể cập bến tại bờ đối diện?
Đáp án: Hướng ngược dòng một góc 300 so với phương vuông góc bờ sông.
Câu 2. Nếu người lái tàu lái theo phương vuông góc với bờ sông thì tàu sẽ cập bến ở vị trí nào. Biết sông rộng 500m.
Đáp án: cách bến đối diện 250 m theo hướng xuôi dòng.
Câu 3. http://www.jgiesen.de/Quiz/Wasser/applet/index.html
Thay đổi vị trí của vòi chảy. Tại vị trí nào tầm xa của tia nước là cực đại?