VẬT LÝ VUI TRẬN 1.17 Phần 1: Trả lời nhanh

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 54 - 57)

- Trong ấm điện, lớp nước bên dưới tiếp xúc với dây đun sẽ nóng lên trước, nở ra và nổi lên trên, lớp nước nguội bên trên sẽ chìm xuống dưới và tiếp tục nung nóng.

VẬT LÝ VUI TRẬN 1.17 Phần 1: Trả lời nhanh

Phần 1: Trả lời nhanh Câu 1. Dùng ròng rọc cố định có lợi gì?

Đáp án: Thay đổi phương chiều tác dụng lực (độ lớn không đổi nếu bỏ qua ma sát)

Câu 2. Chuyển động Brown là loại chuyển động gì? A. Chuyển động hạt mang điện trong từ trường B. Chuyển động hạt mang điện trong điện trường C. Chuyển động nhiệt

D. Chuyển động cơ học của vật rắn E. Ðáp án khác

Đáp án: C

Câu 3. Sao thuỷ có bao nhiêu vệ tinh?

Đáp án: Không có

Câu 4. Chu kì dao động của con lắc đơn thay đổi thế nào khi đi sâu vào lòng đất?

Đáp án: Tăng

Câu 5. Sao chổi Halây lại hiện rõ vào năm nào?

Đáp án: 2062 - Lần gần đây nhất là 1986 và có chu kì 76 năm.

Câu 6. Viết công thức động năng của vật rắn trong chuyển động lăn không trượt.

Đáp án: Wđ = .mv2 + .I.w2

Câu 7. Môt sào Bắc Bộ là bao nhiêu mét vuông?

Đáp án: 360 m2

Câu 8. Tên thông dụng của bình Ðioa là gì?

Đáp án: Phích hay bình thuỷ

Câu 9. "Khi nào sao Mộc còn toả sáng trên bầu trời, người trên mặt đất mãi mãi ghi nhớ tên ông". "Ông" là ai?

A. Keple B. Copenicus

C. Aristot

D. Galileo Galilei

E. I.Newton

Đáp án: D (G.Galilei là người đầu tiên quan sát sao Mộc)

Đáp án: Stevin (1548-1620)

Phần 2: Giải thích hiện tượng Câu 1. Vì sao bắp khi rang thì lại nổ?

Đáp án: Vỏ ngoài cứng khô, nhưng bên trong hạt bắp lại ẩm . Khi rang nước bên trong nóng lên (có thể hoá hơi). Áp suất bên trong tăng dần phá vỡ lớp vỏ cứng kèm theo tiếng nổ " lốp bốp"

Câu 2. Phù kế dùng để đo gì? Nêu nguyên tắc hoạt động của nó?

Đáp án: Đo nồng độ rượu. Nguyên tắc dựa trên định luật acsimet .Gồm một ống thủy tinh kín phần dưới có một cái bầu chứa các viên chì nhỏ, phần trên hình ống dài rỗng. Do tỉ trọng của dung dịch rượu phụ thuộc vào nồng độ rượu do đó khi nống độ rượu càng cao thì khối lượng riêng càng nhỏ, ống thủy tinh ngập càng sâu.

Câu 3. Các vận động viên trượt băng khi quay tròn thường làm các động tác gì để thay đổi tốc độ quay? Giải thích.

Đáp án: Thường co (hoặc duỗi) thẳng tay chân để tăng (hoặc giảm) tốc độ quay. Ma sát không đáng kể nên momen động lượng L = I.w gần như được bảo toàn. Co hay duỗi tay để thay đổi momen quán tính I, từ đó thay đổi vận tốc quay w.

Câu 4. Vì sao có thuỷ triều?

Đáp án: Do tác dụng hút của mặt trăng lên nước biển cho nên chỗ gần mặt trăng và phía đối diện nước biển dâng lên cao. Do Trái đất tự quay quanh trục cho nên vị trí cực đại này thay đổi theo ngày

Câu 5. Ông ra đi với câu nói bất hủ: “Các ông là kẻ kết tội tôi còn đang run sợ hơn tôi là kẻ bị kết tội”. Ông là ai?

Đáp án: Brunô

Câu 1. Hoạt (lucgiac_muadong) có khối lượng 60Kg đứng trong thang máy đang chuyển động xuống dưới với gia tốc a = 4m/s2. Lão Hoạt sẽ cảm thấy thế nào và trong lượng biểu kiến của lão Hoạt sẽ là bao nhiêu? Cho g 10m/s2

Đáp án: giảm trọng lượng P' = m(g-a) = 360 N

Câu 2. Dải tần số siêu cao tần là từ khoảng 300MHz đến 300Ghz, hỏi bước sóng của dải sóng này nằm trong khoảng nào?

Đáp án: 1m đến 1mm

Phần 4: Thí nghiệm ảo

Câu 1. Ánh sáng truyền từ ngôi sao gần trái đất nhất đến trái đất tốn khoảng bao nhiêu thời gian. Giá trị này là bao nhiêu với ngôi sao gần trái đất thứ 2

Đáp án: Từ mặt trời tới trái đất khoảng 8 phút. Khoảng 4 năm 3 tháng

Câu 2. Nơi nào trên thế giới đầu tiên qui ước 1 năm có 365 ngày (chia 1 năm thành 36 tuần mười ngày và 5 ngày lẻ)

Một phần của tài liệu BO CAU HOI AM VANG XU THANH 7 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w