Trong tổng số 222 phác đồ ban đầu, đã có 73 phác đồ phải thay đổi kháng sinh, chiếm tỷ lệ 32,9%. Trong đó, tỷ lệ phác đồ 1 kháng sinh và 2 kháng sinh phải thay đổi lần lƣợt là 29,2% và 34,8%, còn ở nhóm phác đồ 3 kháng sinh thì có đến 75% phác đồ phải thay đổi. Kiểu thay đổi chủ yếu của các phác đồ ban đầu là thêm một kháng sinh khác (14,4%), đổi sang kháng sinh khác và bớt một kháng sinh có tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau (9,5% và 9,0%). Tỷ lệ phải thay đổi kháng sinh ở phác đồ khởi đầu đơn độc không có sự khác biệt so với các phác đồ phối hợp.
Căn cứ thay đổi theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ chỉ có ở 21/73 phác đồ, chiếm 28,8%, những trƣờng hợp còn lại (71,2%) là thay đổi theo kinh nghiệm. Điều này có thể cho thấy các bác sĩ hầu nhƣ ít quan tâm đến kết quả xét nghiệm vi sinh trong điều trị, khi có tới 158 bệnh nhân đƣợc chỉ định làm xét nghiệm vi sinh và 132/158 mẫu cho kết quả dƣơng tính với vi khuẩn nhƣng lại chỉ có 21 phác đồ thay đổi dựa trên kết quả của xét nghiệm vi sinh. Đây thực sự là một sự thiếu hụt về vai trò của các xét nghiệm vi sinh trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
Một số yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình phân tích hồi quy đa biến (tuổi, giới tính, bệnh mắc kèm, mức độ nặng của bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh trƣớc nhập viện) đều không tìm thấy có mối liên quan đến sự thay đổi phác đồ kháng sinh khởi đầu. Nhƣ vậy, sự thay đổi phác đồ trong điều trị theo kinh nghiệm của 52/73 phác đồ còn lại rất khó để đƣợc giải thích một cách hợp lý, có thể do bác sĩ căn cứ trên tình trạng diễn biến của bệnh nhân trên lâm sàng, hoặc do các tác dụng phụ của thuốc mặc dù theo thông tin thu thập đƣợc từ bệnh án của chúng tôi thì 100% các bệnh án đều không ghi nhận thông tin nào về vấn đề gặp tác dụng không mong muốn.
70
4.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ