TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VPCĐ TẠI VIỆT NAM
1.4.1. Một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ
Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện cũng đã tiến hành nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ và kết quả giữa các bệnh viện cũng có sự tƣơng đồng nhất định: Với phác đồ điều trị khởi đầu theo kinh nghiệm, tỷ lệ phác đồ phối hợp có xu hƣớng cao hơn phác đồ đơn độc, các kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm ƣu thế trong cả hai loại phác đồ, sự thay đổi phác đồ khởi đầu theo kinh nghiệm chủ yếu vẫn là dựa trên diễn biến lâm sàng và hội chẩn của bác sỹ. Cụ thể nhƣ trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Phạm Phƣơng Liên và cộng sự [17] đã phân tích dữ liệu trên 138 bệnh nhân tại bệnh viện Nông nghiệp I trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, beta-lactam là nhóm kháng sinh đƣợc lựa chọn phổ biến nhất, đƣợc kê đơn trên 99,2% số bệnh nhân, tiếp theo là các nhóm aminosid và quinolon (cùng chiếm 34,0 %). Trong phác đồ khởi đầu theo kinh nghiệm, 50 % bệnh nhân đƣợc điều trị bằng phác đồ đơn độc và 49,3 % bệnh nhân đƣợc chỉ định phác đồ phối hợp hai kháng sinh. Các kháng sinh beta- lactam đƣợc chỉ định trong 98,6% các phác đồ đơn độc, với các hoạt chất chính là cefoperazon + sulbactam (50%) và ceftriaxon (34,0%); trong khi đó, phác đồ phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là beta-lactam + aminosid, chiếm 34,8%. Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển đổi phác đồ là 30%, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các bác sĩ thông quan hội chẩn.
21
Nghiên cứu của Nguyễn Kỳ Nhật và cộng sự [20] công bố năm 2012, đƣợc thực hiện tại khoa Nội – bệnh viện Trung ƣơng Huế dựa trên dữ liệu 205 bệnh nhân VPMPCĐ điều trị từ tháng 1/2009 đến tháng 8/2010 đã mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ cũng nhƣ tính hợp lý của việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đƣợc bắt đầu điều trị với phác đồ kháng sinh đơn độc chiếm 24,9%, phác đồ phối hợp chiếm 75,1%. Các phác đồ phối hợp đƣợc sử dụng với tần suất nhiều nhất là beta-lactam phối hợp aminosid và beta-lactam phối hợp quinolon. Trong tổng số 205 phác đồ khởi đầu, số phác đồ phải thay đổi chiếm 25,5%, trong đó chỉ có 14 phác đồ (6,8%) thay đổi theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ; các phác đồ còn lại thay đổi chủ yếu dựa trên diễn biến lâm sàng của bệnh nhân và kiểu thay đổi đa số là hƣớng tác dụng sang trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn Gram (-).
Những nghiên cứu đƣợc tiến hành trên quy mô toàn quốc sẽ tổng hợp đƣợc thực trạng chung và từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ, từ đó góp phần định hƣớng cho các HDĐT quốc gia. Gần đây nhất là một nghiên cứu hồi cứu, đa trung tâm thực hiện năm 2012 [13] do nhóm nghiên cứu trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội tiến hành tại 10 bệnh viện trên cả nƣớc đã đƣa ra một số thực trạng về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ trên quy mô lớn tại Việt Nam. Các bệnh viện đƣợc lựa chọn trong mẫu nghiên cứu đều là các bệnh viện đa khoa, trong đó có 7 bệnh viện tuyến trung ƣơng và 3 bệnh viện tuyến tỉnh. Trên tổng số 649 bệnh nhân đƣợc khảo sát trong nghiên cứu, có 42,4% bệnh nhân đƣợc sử dụng kháng sinh đơn trị liệu và 54,4% bệnh nhân đƣợc phối hợp kháng sinh trong phác đồ ban đầu. Kháng sinh đƣợc sử dụng phổ biến nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3 (29,3%), tiếp theo là nhóm penicillin (5,08%) và quinolon (2,93%). Phác đồ phối hợp đƣợc sử dụng với tỷ lệ cao nhất là cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với quinolon (24,8%). Nghiên cứu cũng đƣa ra kết luận là không có sự khác biệt trong việc lựa chọn kháng sinh giữa các nhóm viêm phổi nhẹ, trung bình, nặng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu đa trung tâm nhƣ nghiên cứu trên ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, các bệnh viện vẫn nên có những nghiên cứu của mình
22
để mô tả đƣợc thực trạng sử dụng kháng sinh của bệnh viện dựa trên các đặc trƣng riêng, từ đó đƣa ra đƣợc những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị đối với bệnh lý này.