b. Những thuận lợi và khó khăn
2.3.1 Kết quả kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu
vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế Đồng Nai
Theo số liệu về quản lý thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Đồng Nai thì tình hình thu thuế của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thể hiện như sau:
Bảng 2.5: Tình hình thu qua các năm trong lĩnh vực FDI tỉnh Đồng Nai
Đvt: triệu đồng Năm Thuế GTGT Thuế TTĐB TNDN Thuế Thuế TNCN Môn bài Thu tiền thuê Đất Thu khác Tổng cộng 2007 1.236.867 70.359 714.184 2.213 11.406 2.035.029 2008 1.076.447 38.394 1.274.633 126 2.552 11.349 907 2.404.408 2009 1.642.188 29.585 949.130 206 2.504 141.140 2.764.753 2010 1.844.280 40.000 940.000 120 16.500 2.600 16.500 2.860.000 2011 1.534.927 38.050 2.754.074 558 2.638 47.903 3.025 4.381.176 2012 1.779.606 46.433 3.639.317 3.179 2.694 121.683 133.412 5.726.324 2013 2.022.000 35.000 3.620.000 500 3.000 20.000 79.500 5.780.000
(Nguồn: Quyết toán thu ngân sách tỉnh Đồng Nai từ năm 2007-2013 – Bộ Tài Chính)
Nguồn thu từ khu vực FDI qua các năm đều tăng đã đóng góp một phần lớn vào tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Nếu Cơ quan thuế kiểm soát tốt giá chuyển
57
nhượng thì số thu về thuế đối với các doanh nghiệp FDI không chỉ dừng lại ở con số thu như nêu trên, mà có thể cao hơn nhiều. Năm 2013, số thu này chiếm trên 17% tổng số thu của Cục thuế tỉnh Đồng Nai (5.780.000/32.456.000). Tốc độ tăng thu của năm sau so với năm trước được ghi nhận như sau:
Bảng 2.6: Tốc độ tăng thu qua các năm trong lĩnh vực FDI ở tỉnh Đồng Nai
(2007-2013)
ĐVT: tỷ đồng
Năm Tổng số thu Tốc độ tăng thu (%)
2007 2.035.029 2008 2.404.408 18,2% 2009 2.764.753 14,9% 2010 2.860.000 3,4% 2011 4.381.176 53,2% 2012 5.726.324 30,7% 2013 5.780.000 0,94%
(Nguồn: Bộ Tài Chính và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy tốc độ tăng thu năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này cho thấy khu vực FDI đã có đóng góp tích cực vào số thu ngân sách nhà nước. Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng tỷ trọng của số thu từng sắc thuế trong tổng số thu từ khu vực FDI không đồng đều và có sự chênh lệch khá rõ rệt, thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.7: tỷ trọng số thu từng loại thuế trong khu vực FDI (2007-2013)
ĐVT: % Loại thuế Số thu từ 2003-2010 Tỷ lệ so sánh với tổng số thu Thuế GTGT 11.136.315 42,9% Thuế TNDN 13.891.338 53,52% Thuế TTĐB 297.821 1,14% Thuế Tài Nguyên 4.689 0,04% Môn bài 32.101 0,12% Thu tiền thuê Đất 203.535 0,78% Thu khác 385.890 1,5%
Tổng cộng 25.951.689 100%
58
Nguồn thu chủ yếu của khu vực này là từ thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TTĐB. Giai đoạn này cho thấy nguồn thu từ thuế TNDN là khá cao chiếm tới 53,52%. Tuy nhiên liệu số thu các loại thuế này có tương xứng với mức độ lợi nhuận đã phát sinh trên thực tế hay không là điều cần phải xem xét.
Thuế GTGT: tuy còn nhiều tranh luận nhưng về nguyên tắc, đã tác động tích
cực đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Do tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI cao hơn doanh nghiệp trong nước nên việc áp dụng thuế GTGT có những tác động tích cực thúc đẩy doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí (giá nhập nguyên, vật liệu), hạ giá bán sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, trong điều kiện giảm sút đầu tư, cung lớn hơn cầu và chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, xu hướng các doanh nghiệp FDI sẽ tăng cường xuất khẩu, điều này sẽ làm giảm số thu ngân sách về thuế GTGT (xuất khẩu được hoàn lại thuế GTGT). Ngoài ra, thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, thuế GTGT áp dụng 0% đối với doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu tại chỗ cũng là nhân tố ảnh hưởng làm giảm thuế GTGT.
Thuế TNDN: Như đã nói ở phần trước, chuyển giá là một trong những chính
sách có vai trò rất quan trọng trong chiến lược của MNC với một trong những mục đích là để giảm gánh nặng về thuế cho toàn bộ tổ hợp. Các MNC, các công ty độc quyền thường áp dụng chính sách chuyển giá. Tình trạng nâng giá đầu vào đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu và hạ giá mua sản phẩm xuất khẩu: phân bổ tùy tiện chi phí của công ty mẹ cho doanh nghiệp FDI ở Việt Nam… thường xảy ra đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam có các đối tác nước ngoài là các MNC. Do chưa có đầy đủ điều kiện và khả năng cung cấp thông tin nên công tác quản lý thu không phát hiện được kịp thời để có biện pháp ngăn chặn xử lý.
Với những số liệu thu thập được từ cơ quan thuế, thực trạng cho thấy là hầu hết các doanh nghiệp FDI đều khai báo lỗ. Sự việc trở nên nổi cộm khi việc một trong những công ty liên doanh có vốn đầu tư lớn, sau những năm liên tiếp thua lỗ, đã được chuyển nhượng hẳn phần vốn hùn của phía Việt Nam cho phía đối tác nước ngoài, để biến thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Sự thật, liệu có phải liên doanh làm ăn không hiệu quả, liên tiếp thua lỗ dẫn đến phải chuyển nhượng phần hùn vốn của mình lại cho phía đối tác nước ngoài hay
59
không? Với chính sách chuyển giá không theo giá thị trường, nguyên vật liệu đầu vào mua từ công ty mẹ hay các công ty liên kết ở nước ngoài được thỏa thuận với giá cao hơn so với thực tế; đồng thời, công ty mẹ sẵn sàng chi cho việc quảng cáo của các công ty con có quan hệ liên kết, nhằm tranh giành thị phần trong nước. Kết quả tất yếu, là công ty liên doanh liên tiếp hạch toán lỗ, dẫn đến phần vốn của công ty bị giảm; và cuối cùng là việc chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn hùn cho phía đối tác nước ngoài.
Các điển hình nêu trên, là những minh chứng cụ thể cho nhận định về các chính sách chuyển giá không theo nguyên tắc thị trường của các doanh nghiệp FDI. Sự việc không dừng ở đây, với quan điểm hiện nay của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính, bản chất việc chuyển nhượng vốn này là thay đổi hình thức đầu tư từ công ty liên doanh sang công ty 100% vốn nước ngoài mà không lập pháp nhân mới. Do đó, khi doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tiếp tục triển khai mục tiêu dự án, vẫn được chuyển khoản lỗ của liên doanh trước đây sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên cả nước cho thấy tỷ lệ số doanh nghiệp lỗ chiếm tỷ lệ khá cao so với các khu vực khác.
Bảng 2.8: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo hình thức sở hữu
Đơn vị: %
2009 2010 2011 2012 2013 Sản xuất chế biến thực phẩm
-DNNN 24 13 24 21 24 -DN ngoài quốc doanh 21 20 30 23 25 -FDI 45 48 46 41 34 Sản xuất da giày
-DNNN 20 18 27 13 6 -DN ngoài quốc doanh 37 39 55 55 18 -FDI 53 56 66 60 47 Sản xuất xe có động cơ
-DNNN 14 15 24 23 20 -DN ngoài quốc doanh 23 15 20 45 47 -FDI 52 38 53 50 37 Logistics
60
-DNNN 9 7 8 10 23
-DN ngoài quốc doanh 34 18 25 30 40 -FDI 24 27 30 35 29 Du lịch
-DNNN 24 19 16 18 15 -DN ngoài quốc doanh 30 32 31 41 45 -FDI 33 40 44 52 49
(Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013)
Kết quả thống kê dựa vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI báo cáo hàng năm gởi về Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, tình trạng kê khai lãi, lỗ trong kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng khá cao thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9: Kết quả thống kê tình trạng kê khai thu nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai
NĂM SỐ DN FDI LÃI LỖ
SỐ DN TỶ LỆ( %) SỐ DN TỶ LỆ( %) 2010 960 407 42,34% 553 57,66% 2011 1009 493 49,8% 516 50,2% 2012 1023 480 47,26 543 52,74 2013 1061 396 37,32% 665 62,68%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Đồng nai)
Với tỷ lệ kê khai lỗ qua các năm khá cao nêu trên, thì vấn đề đặt ra là trong số các doanh nghiệp kê khai thua lỗ đó có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thật và bao nhiêu doanh nghiệp lỗ do chuyển giá thông qua mối quan hệ liên kết . Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để tập trung vào thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp này. Qua số liệu thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI có kê khai thua lỗ và tiến hành xử lý đối với hành vi chuyển giá, Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thống kê và nhận định dấu hiệu của một doanh nghiệp có hành vi chuyển giá hay không thường tập trung vào một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch mua bán sản phẩm với các bên liên kết hoặc giá mua, bán sản phẩm với các bên liên kết lớn; Doanh nghiệp thua lỗ thời gian dài, doanh nghiệp chỉ có lãi không đáng kể, hoặc doanh nghiệp có biến động lớn về lợi
61
nhuận kinh doanh; Doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp hơn mức lợi nhuận của các doanh nghiệp khác có cùng ngành nghề và điều kiện kinh doanh; Doanh nghiệp có mức lợi nhuận không tương ứng với các chức năng thực hiện và rủi ro gánh chịu; Doanh nghiệp đột ngột thua lỗ sau thời kỳ được ưu đãi thuế; Doanh nghiệp có giao dịch với bên liên kết được ưu đãi thuế hoặc bên liên kết tại “thiên đường về thuế” (một số nơi có sự ưu đãi đặc biệt về thuế nhằm thu hút đầu tư) như: Bang Delaware, Mỹ, Công quốc Luxembourg. Thụy Sỹ. Quần đảo CayMan, London, Ireland, Bermuda, Singapore, Bỉ, Hồng Kông - Danh sách 10 “thiên đường ưu đãi thuế hàng đầu thế giới” theo tổng hợp từ Tạp chí Forbes của Mỹ cùng với tổ chức minh bạch thuế khóa Tax Justice Network)12; Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ mẫu GCN-01/QLT khi kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định; Doanh nghiệp không áp dụng hoặc cố tình áp dụng không đúng các quy định tại Thông tư số 66/2010/TT- BTC; Doanh nghiệp sử dụng tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh lời; Doanh nghiệp không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết; Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao dịch giả mạo hoặc sắp đặt lại từ giao dịch liên kết.