Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 73)

b. Những thuận lợi và khó khăn

2.3.2Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Về chính sách

Thứ nhất, sự ra đời của Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2010 thay thế cho Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư mới này đã đưa ra những quy định và hướng dẫn bao quát về vấn đề chuyển giá, tạo nên cơ sở cho các doanh nghiệp tiến hành kê khai các giao dịch liên kết, đồng thời tiến hành so sánh với giao dịch độc lập và giải trình các khác biệt theo quy định. Các quy định này có ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các công ty đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, các quy định này cũng đặt nặng trách nhiệm cho người đóng thuế phải có trách nhiệm xác định các

12

Nguồn dữ liệu internet http://cafef.vn/20100711095450687CA31/10- thien-duong-uu-dai-thue-hang-dau-the- gioi.chn

62

bên có liên quan, sử dụng giá thị trường đối với các giao dịch giữa các bên liên kết, chứng minh trước cơ quan thuế về lâu dài và làm bằng chứng cho những chứng minh trên. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thông suốt và đánh giá được những ảnh hưởng của thay đổi lớn này đối với hệ thống thuế TNDN của Việt Nam.

Thứ hai, Thông tư số 66/2010/TT-BTC của Bộ tài chính đã đưa ra cơ sở pháp lý cho cơ quan thuế tiến hành điều tra các công ty đa quốc gia bị nghi ngờ có gian lận về chuyển giá. Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các giao dịch liên kết không dựa trên giá thị trường là do thiếu một cơ sở pháp lý rõ ràng. Chính vì vậy sự ra đời của Thông tư này sẽ tạo tiền đề nhằm khắc phục vấn đề trên.

Thứ ba, Thông tư số 66/2010/TT-BTC của Bộ tài chính đã đưa ra những quy định về xử phạt và nhấn mạnh trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc ấn định thuế.

Cơ quan thuế được quyền ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thu nhập phải nộp (được gọi chung là “Ấn định thuế”) đối với cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết trong các trường hợp:

Cơ sở kinh doanh dựa vào các tài liệu chứng từ không hợp pháp, hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá; cơ sở kinh doanh tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để so sánh; cơ sở kinh doanh không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế; không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết; Cơ quan thuế nghi ngờ cơ sở kinh doanh không áp dụng hoặc cố tình áp dụng không đúng các quy định tại Thông tư hướng dẫn và cơ sở kinh doanh không chứng minh làm rõ được trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế.

Rõ ràng là với sự ra đời của Thông tư số 117/2005/TT-BTC và Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, thì vấn đề chống chuyển giá đã thực sự thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp nói chung và đối với các cơ quan, đối tượng có liên quan. Các công ty có quan hệ liên kết giờ đây đã bắt đầu phải đối mặt

63

với vấn đề này và tìm ra một phương pháp phù hợp nhất nhằm chứng minh trước cơ quan thuế cơ sở xác định giá thị trường cho các giao dịch liên kết của mình. Điều này cũng sẽ tạo tiền đề và động lực cho việc thiết lập một môi trường kinh tế và pháp lý tương thích với nhu cầu và sự phát triển hội nhập của nền kinh tế nước nhà với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

2.3.2.2. Những khó khăn liên quan đến hệ thống văn bản pháp quy:

Hiện nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định này là cơ quan Thuế các nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhau phục vụ cho phân tích rủi ro và thanh tra giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, theo Ban Cải cách, khó khăn lớn nhất lại nằm ở chỗ vì mục tiêu bảo vệ quyền đánh thuế mỗi quốc gia nên sự phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan Thuế các nước còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin để xác định giá thị trường. Hơn nữa việc yêu cầu hai cơ quan Thuế hai nước ngồi lại để trao đổi thông tin cho nhau là không dễ dàng. Khả năng tìm tiếng nói chung thấp, bởi nước nào cũng có tâm lý bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế của nước mình.

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì việc việc áp dụng Thông tư số 117/2005 và Thông tư số 66/2010 của Bộ tài chính đối với các doanh nghiệp khi xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết vẫn còn gặp một số khó khăn và tồn tại như sau:

Thứ nhất, việc lựa chọn giao dịch độc lập để so sánh là một vấn đề rất phức tạp

không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả cho cơ quan thuế. Để chống chuyển giá, cần phải nắm được thông tin giá giao dịch theo nguyên tắc giá thị trường là bao nhiêu. Các doanh nghiệp có thể biết rằng giá nhập một kg nguyên phụ liệu sợi (chưa thuế) để sản xuất vải tại Việt Nam là 1,8 USD, trong khi một kg nguyên phụ liệu sợi tương tự trong nước là 1,5 USD. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ khó xác định được giá sòng phẳng của một kg sợi là bao nhiêu khi phần lớn các loại sợi đó chỉ được mua bán qua lại giữa các công ty trong cùng tập đoàn với nhau chứ không bán ra thị trường (chỉ luân chuyển nội bộ). Bên cạnh đó, có những tài sản rất khó định giá, thí dụ công nghệ, uy tín và chi phí nghiên cứu, vì không có những tài sản tương đương để định giá.

64

Theo các chuyên gia tài chính thì việc áp dụng Thông tư này sẽ gặp một số khó khăn, do ngành thuế làm sao có thể lấy được thông tin về giá của cùng một hàng hóa trên thị trường toàn cầu để so sánh khi mà cả bên mua, bên bán đều cùng một công ty mẹ.

Thứ hai, Thông tư số 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính không đề cập đến vấn

đề thỏa thuận xác định giá trước (APA- Advance Price Arrangements). “Thỏa thuận xác định giá trước” là thỏa thuận được ký kết bởi doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan thuế. APA thiết lập chính sách giá (hoặc khung lợi nhuận) áp dụng cho các giao dịch liên kết, được thống nhất ý kiến trước giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế.

Do có sự thống nhất từ trước này, APA làm tăng tính chắc chắn của việc doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế sẽ tiến hành xác định giá như thế nào. Điều này còn có tác dụng tránh đánh thuế hai lần, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến điều chỉnh của cơ quan thuế. Hơn nữa, APA còn góp phần giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp và cả cơ quan thuế.

Hiện nay, đã có rất nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đưa ra “Thỏa thuận xác định giá trước” vào Luật Chống chuyển giá của mình, ví dụ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Singapore… Ở Việt Nam, trước thời điểm 01/07/201313

không có qui định về việc áp dụng “thỏa thuận xác định giá trước” do đó sẽ làm tiêu tốn thêm chi phí, thời gian, nhân lực… nhằm tuân thủ yêu cầu về việc chuẩn bị và cập nhật chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định giá chuyển giao.

Thứ ba, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về

quy trình thanh tra và các bước cụ thể mà cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên liên kết. Thực tiễn thời gian qua cho thấy rất nhiều doanh nghiệp hoang mang về vấn đề này và nhiều lần đề nghị được tư vấn từ các công ty tư vấn lớn. Tuy nhiên, câu trả lời chung vẫn là chưa có văn bản chính thức của cơ quan thuế về một qui trình thanh tra cụ thể. Điều này sẽ gây tâm trạng hoang mang cho các doanh nghiệp và dễ dàng dẫn đến việc các bộ hồ sơ xác định giá thị trường trong năm đầu thực hiện sẽ không đầy đủ và phù hợp, làm mất thêm thời gian và chi phí cho cả hai bên, doanh nghiệp và cơ quan thuế.

65

Thứ tư, do cơ sở pháp lý và chế tài liên quan đến vấn đề gian lận giá chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhượng ở Việt Nam trong những năm qua còn chưa chặt chẽ. Các Công ty đa quốc gia thường có chiến lược lợi dụng gian lận giá chuyển nhượng , cố tình xác định giá chuyển giao nội bộ tại những nước chưa có quy định chặt chẽ về giá chuyển nhượng , cơ sở để xác định giá thị trường, cơ sở để tiến hành thanh tra về giá chuyển nhượng cũng như các hình thức xử phạt vi phạm còn lỏng lẽo. Trước khi có sự ra đời của Thông tư số 117/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính về vấn đề xác định giá thị trường thì Việt Nam chưa có một cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm đối phó với tình hình gian lận chuyển giá của các Công ty đa quốc gia. Chính vì vậy, Việt Nam đã từng được ví von như một thiên đường để tránh thuế thông qua giá chuyển nhượng nội bộ.

2.3.2.3. Khó khăn về công tác quản lý thuế đối với giá chuyển nhượng

Trong thời gian qua, công tác tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cũng còn một số tồn tại như: ngành thuế chưa có bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, việc quản lý thuế trong lĩnh vực này được thực hiện phân tán và lồng ghép với các chức năng quản lý thuế khác. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như vậy đã dẫn tới công tác chỉ đạo và triển khai trong toàn ngành chưa thực sự thống nhất, chưa đồng bộ và tập trung trọng tâm, trọng điểm, tính chuyên môn hóa trong công tác quản lý chưa cao. Các Cục thuế còn gặp khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý, không có đầu mối để liên hệ đề nghị hỗ trợ. Khắc phục tồn tại này, ngày 15/02/2010, Tổng Cục Thuế đã thành lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trực thuộc Tổng Cục Thuế. Năng lực quản lý của cơ quan thuế còn hạn chế, mức độ hiểu biết của công chức thuế về giá chuyển nhượng mới dừng ở cấp độ cơ bản, kiến thức về kinh tế ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong phân tích hồ sơ giá chuyển nhượng; Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giá chuyển nhượng còn hạn chế nên công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, chưa tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên sâu về giá chuyển nhượng; chưa biên soạn sách hỏi đáp, hướng dẫn vướng mắc trong thực hiện chính sách quản lý giá chuyển nhượng; Một số Cục Thuế vẫn chưa thực sự chủ động trong rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp kê khai thông tin giao dịch liên kết, chưa tích cực kiểm soát chất lượng kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp và xử phạt theo quy định đối với các trường hợp chậm kê khai; Công tác thanh tra, kiểm

66

tra thuế đối các trường hợp chậm kê khai; Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá mới chỉ được thực hiện trên phạm vi hẹp, chưa rộng khắp trên toàn quốc. Đến nay, mới chỉ có một số Cục Thuế thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khiến công tác quản lý hoạt động chuyển giá chưa hiệu quả như:

Thứ nhất, việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trước khi ban hành

Thông tư số 66/2010/TT-BTC chưa được coi trọng do có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, giai đoạn này mục tiêu của Nhà nước là tạo mọi điều kiện thuận lợi để cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN nhằm tạo nguồn lực để phát triển kinh tế. Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của cơ quan thuế còn hạn chế; chưa có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực giá chuyển nhượng, có kinh nghiệm thực tiễn trong việc thanh tra, kiểm tra, lập hồ sơ xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết.

Thứ hai, do chưa tập trung bố trí nguồn kinh phí để hoàn thiện Hệ thống cơ sở

dữ liệu của ngành Thuế; việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý và cấp phép đầu tư, cơ quan quản lý giá, cơ quan thống kê, cơ quan thuế nước ngoài còn hạn chế nên việc tìm kiếm thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết là rất khó khăn, đặc biệt là đối với những trường hợp mà sản phẩm, hàng hóa, máy móc thiết bị không có bán tại thị trường Việt Nam.

Thứ ba, hiện tại các nguồn thông tin đang được cơ quan thuế thường xuyên sử

dụng (từ cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, từ hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp và từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán) còn nhiều hạn chế, cụ thể: thông tin cung cấp từ giấy chứng nhận đầu tư thường bị hạn chế do chỉ cung cấp được thông tin về các bên liên kết không thể hiện được các giao dịch trong kỳ phát sinh đối với các bên liên kết. Thông tin từ báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào tính trung thực khi kê khai của doanh nghiệp. Đối với báo cáo kiểm toán, các thông tin cung cấp mang tính độc lập, trung thực cao và theo chuẩn mực kiểm toán và kế toán yêu cầu phải trình bày và thể hiện đầy đủ thông tin quan hệ giao dịch liên kết trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chế độ báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp

67

không mang lại đầy đủ thông tin như yêu cầu, còn nhiều doanh nghiệp né tránh không phản ảnh thông tin giao dịch liên kết. Hiệu quả của việc kiểm toán độc lập còn hạn chế.

Thứ tư, các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thường là các doanh nghiệp đa

quốc gia, vốn kinh doanh lớn, có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch tránh thuế thông qua xác định giá chuyển giao, nên để phát hiện và đấu tranh đối với các trường hợp này là rất khó khăn…

Bên cạnh đó, một khó khăn nữa đối với vấn đề xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết tại Việt Nam đó là thiếu hệ thống các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn, dịch vụ kê khai thuế… Hiện nay, chỉ có một số công ty lớn cung cấp những dịch vụ này, tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ vẫn còn hạn chế và mức phí khá cao. Một số công ty nhỏ cũng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tương tự, nhưng chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 73)