Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method RPM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35 - 37)

Phương pháp này xác định giá thị trường của một giao dịch bằng cách khấu trừ một tỷ suất lợi nhuận gộp nhất định từ giá bán cho một bên thứ ba. Tỷ suất lợi nhuận đó phản ánh số lợi nhuận mà một bên kinh doanh thương mại sẽ thu được để trang trải các khoản chi phí bán hàng và chi phí hoạt động khác của mình xét theo chức năng hoạt động, tài sản được sử dụng và rủi ro gánh chịu và thu được mức lợi nhuận hợp lý.

Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.

Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

24

Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán; trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.

So với phương pháp CUP, khi thực hiện phân tích so sánh với giao dịch độc lập cần ít sự điều chỉnh hơn để loại bỏ sự khác biệt của sản phẩm, bởi vì một sự khác biệt nhỏ của sản phẩm ít có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp hơn so với mức độ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp RPM, việc phân tích so sánh chú trọng đến sự khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản sử dụng và rủi ro gánh chịu.

Tuy nhiên phương pháp này có thể không phù hợp trong trường hợp giá bán của sản phẩm được cộng thêm một giá trị đáng kể, đặc biệt là các giá trị vô hình độc nhất bởi vì thường rất khó tìm được những người bán khác để thiết lập tỷ lệ lợi nhuận gộp phù hợp9.

Dựa vào giá bán ra của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết; Tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế.

Sơ đồ 2.2: So sánh giá bán lại

“Giao dịch đối tượng so sánh”

9

Miyatake, Toshio, “Transfer Pricing and Intangibles”, Gerneral Report, International Fiscal Association, Vol.92 A, 2007, p.32-33 Bên thứ 3 (Các đại lý) Bán SP A Cty T (Tổng đại lý NK) Bán SP B Cty SX E (Bên thứ 3) Mua nguyên vật liệu Bên thứ 3 (Các Công ty bán lẻ)

VIỆT NAM NƯỚC X

Bán SP A Cty S (Tổng đại lý NK) Bán SP A Cty SX P (Bên liên kết) Mua nguyên vật liệu

25

Đối tượng xem xét: Giao dịch mua sản phẩm A từ công ty liên kết P. Điều kiện giao dịch của công ty S và công ty T:

Chức năng hoạt động giống nhau:

Cùng là Tổng đại lý nhập khẩu: Công ty S và Công ty T đều là doanh nghiệp bán buôn, bán phẩm cho các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam (không có sự khác biệt về cấp độ giao dịch của cả hai giao dịch); Cùng tiến hành hoạt động tuyên truyền quảng cáo; Không sử dụng thương hiệu của công ty mình để bán hàng

Đặc tính sản phẩm:

Sản phẩm A và Sản phẩm B tương tự nhau: hình dáng, cấu tạo, tính năng, chất liệu giống hệt nhau; Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm (màu sắc của sản phẩm khác nhau)

Điều kiện hợp đồng (mua hàng) tương tự nhau, ngoại trừ điều kiện giá cả:

Nhận hàng từ cửa khẩu Việt Nam; Trả tiền trước khi nhận hàng từ 3 đến 5 ngày; Có bảo hành sản phẩm; Mua hàng với số lượng lớn

Điều kiện kinh tế:

Bán hàng trên phạm vi toàn quốc, giao hàng tại kho đơn vị mua hàng; Cùng thời điểm kinh doanh; Không được hưởng ưu đãi thuế; Sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh giá của nhà nước theo quy định của pháp luật về giá; Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm

Kết luận: Công ty T gần tương đồng với Công ty S về điều kiện giao dịch (không có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đến giá sản phẩm).

Đối tượng so sánh của Công ty S: Công ty T

Chỉ tiêu so sánh: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của công ty S với tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của Công ty T để xem xét giá mua sản phẩm A của Công ty S từ Công ty liên kết P có chênh lệch với giá thị trường hay không.

Phải điều chỉnh giá mua sản phẩm A từ Công ty P khi tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của Công ty S < tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của Công ty T.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)