Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method PSM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)

Khi các giao dịch liên kết có quan hệ tương hỗ với nhau, doanh nghiệp sẽ rất khó đánh giá mỗi giao dịch một cách độc lập. Tương tự như vậy, các thành viên trong

31

tập đoàn có thể quyết định thành lập một hình thức hợp danh (Parnership) và thống nhất chia sẽ lợi nhuận. Do đó, phương pháp tách lợi nhuận này nhằm hướng tới việc loại trừ tác động của những điều kiện đặc biệt lên lợi nhuận của giao dịch liên kết bằng cách xác định mức chia lợi nhuận mà các thành viên lẽ ra sẽ được nhận khi thực hiện những giao dịch trên.

Phương pháp tách lợi nhuận trước tiên nhận diện lợi nhuận sẽ được tách cho các bên liên kết trong giao dịch, sau đó, tách lợi nhuận đó cho các bên liên kết căn cứ trên các cơ sở kinh tế học mà bên liên kết dự tính sẽ đạt được trong một hợp đồng tương tự theo giá thị trường. Tổng lợi nhuận được nhận diện ban đầu có thể là lợi nhuận tổng cộng của các giao dịch hoặc lợi nhuận còn lại sau khi loại trừ phần lợi nhuận không thể chia cho bất cứ bên liên kết nào như lợi nhuận xuất phát từ những giá trị vô hình. Mức đóng góp của mỗi bên liên kết trong giao dịch được xác định căn cứ theo chức năng hoạt động của từng bên.

Ưu điểm của phương pháp này là:

Không cần thiết căn cứ trực tiếp vào các giao dịch so sánh, có thể áp dụng trong các trường hợp giao dịch so sánh giữa các doanh nghiệp độc lập không xác định được. Việc phân bổ lợi nhuận dựa trên sự phân chia chức năng giữa bản thân các doanh nghiệp liên kết.

Một ưu điểm khác của phương pháp này là không còn bên nào trong một giao dịch liên kết có kết quả lợi nhuận vượt trội vì cả hai bên trong giao dịch liên kết đều được đánh giá và phân bổ lợi nhuận. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi phân tích các đóng góp của các bên về tài sản vô hình được sử dụng trong các giao dịch liên kết.

Nhược điểm của phương pháp này là:

Các dữ liệu bên ngoài được dùng để xem xét đánh giá mức đóng góp của mỗi doanh nghiệp liên kết trong các giao dịch liên kết ít liên quan trực tiếp đến các giao dịch này hơn so với các phương pháp khác.

Một số nhược điểm khác như cơ quan Thuế hay doanh nghiệp khó có thể thu thập, xử lý thông tin từ bên liên kết ở nước ngoài; các doanh nghiệp độc lập thường ít sử dụng phương pháp tách lợi nhuận để xác định giá giao dịch; các khó khăn trong việc tổng hợp doanh thu, chi phí của tất cả các bên liên kết tham gia vào giao dịch do

32

yêu cầu về sổ sách, chứng từ trên căn bản chung và thực hiện các điều chỉnh các khác biệt trong hạch toán kế toán và điều chỉnh về tiền tệ.

Ngoài các phương pháp xác định giá thị trường theo quy định của OECD ở trên, một số quốc gia còn áp dụng phương pháp “Thỏa thuận trước về giá (APA)” để xác định giá thị trường cho các giao dịch liên kết.

Thỏa thuận trước về giá là một thỏa thuận về việc xác định giá của giao dịch liên kết (GDLK), bao gồm một tập hợp các điều kiện, tiêu thức (ví dụ: phương pháp lựa chọn mẫu so sánh, các yếu tố cần điều chỉnh khi phân tích so sánh, các giả định trọng yếu đối với các thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, thương mại có ảnh hưởng đến giao dịch trong tương lai) nhằm thống nhất việc xác định giá GDLK trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Một thỏa thuận trước về giá APA thông thường do người nộp thuế (NNT) đề xuất trước và đòi hỏi phải có sự thỏa thuận giữa NNT (một hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết) với cơ quan Thuế (một hay nhiều cơ quan Thuế). APA nhằm mục đích đưa ra các cơ chế hành chính, tư pháp hay cơ chế thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giá. APA thường được áp dụng rất hiệu quả trong trường hợp 5 phương pháp truyền thống (nêu trên) không thể áp dụng hoặc khó áp dụng.

Một số quốc gia cho phép thực hiện thỏa thuận đơn phương, theo đó cơ quan Thuế và NNT có thể thiết lập một thỏa thuận tại quốc gia của mình mà không cần sự tham gia của các cơ quan Thuế khác có liên quan. Tuy nhiên, một APA đơn phương có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của các công ty liên kết thuộc quốc gia khác. Để tránh các vấn đề liên quan đến đánh thuế trùng, hầu hết các nước có xu hướng sử dụng APA song phương hoặc đa phương (hai hay nhiều quốc gia tham gia thỏa thuận). Thỏa thuận song phương hoặc thỏa thuận đa phương nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro của việc đánh thuế trùng, phương pháp này cũng tạo sự công bằng cho cả cơ quan Thuế lẫn NNT và đem lại sự chắc chắn hơn cho NNT.

APA có thể giúp NNT chủ động về tài chính thông qua việc tăng cường khả năng dự báo nghĩa vụ thuế trong các giao dịch quốc tế. Một số trường hợp, APA còn có thể đưa ra lựa chọn gia hạn thời gian áp dụng. Khi điều khoản của một APA hết hiệu lực, NNT và cơ quan thuế có liên quan vẫn có thể thực hiện thương lượng, đàm phán lại APA. Do APA có tính chắc chắn, NNT có thể đoán biết trước nghĩa vụ thuế

33

của mình một cách đáng tin cậy hơn, từ đó, tạo lập một môi trường thuế thuận lợi hơn cho việc đầu tư.

APA tạo cơ hội trao đổi, thảo luận các vấn đề phức tạp về thuế, hợp tác hài hòa giữa cơ quan thuế và NNT. APA hạn chế được những căng thẳng, khiếu kiện trong xử lý xác định giá thị trường và có thể giúp cho cung cấp, rà soát, đối chiếu thông tin thuận lợi hơn. APA cũng thiết lập mối quan hệ khăng khít hơn đối với các bên tham gia hiệp định trong vấn đề chuyển giá.

Một số quốc gia sau đây đã áp dụng phương pháp thỏa thuận trước về giá:

 Nhật Bản (1987)

 Mỹ (1991)

 Canada, New Zealand (1994)

 Australia, Mexico (1995)  Hàn Quốc (1996)  Brazil (1997)  Trung Quốc (1998)  Anh, Pháp, Hà Lan (1999)  Đức (2000)

Hiện nay, phương pháp thỏa thuận trước về giá đã được quốc hội thông qua và cho phép áp dụng chính thức vào ngày 01/07/2013. Thông tư số 66/2010/TT-BTC về hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết được ban hành căn cứ vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một số văn bản quy phạm pháp Luật khác. Các văn bản này chưa cho phép cơ quan thuế thỏa thuận trước về giá với người nộp thuế khi tính giá thị trường đối với giao dịch kinh doanh của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)