Pháp luật về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam vẫn đang trong lộ trình hoàn thiện. Chính phủ đã ban hành những quy định khá sát với các thông lệ về chống chuyển giá của tổ chức Hợp Tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Những quy định này dựa trên nguyên tắc căn bản giá thị trường (ALP) và các phương pháp định giá chuyển giao mà tổ chức OECD đưa ra. Mặc dù Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức này nhưng các hướng dẫn của OECD về chống chuyển giá mang tính phổ biến và được xem là những chuẩn mực quốc tế, là công cụ hữu hiệu trong việc giám sát hoạt động chuyển giá của các MNC.
Tuy đã có lộ trình mở cửa kinh tế từ sớm nhưng pháp luật của Việt Nam đến năm 2005 mới bắt đầu có những quy định về vấn đề chuyển giá. Đến năm 2005, đánh dấu cho bước chuyển mình trong vấn đề này là sự ra đời của Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 26/01/2006, hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tuy nhiên quá trình thực hiện quy định trong Thông tư 117/2005/TT-BTC trong thời gian qua cũng có những hạn chế nhất định, chủ yếu liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyển giá và vận dụng quy trình kiểm tra vào nghiệp vụ kinh doanh thực tế giữa các bên có quan hệ liên kết. Cùng với sự thay đổi của các Luật thuế và những thay đổi rõ ràng trong quy trình quản lý, kiểm tra, thanh
44
tra thuế trong vài năm gần đây, ngày 22/04/2010, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá trị thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư số 66/2010/TT-BTC thay thế, sau một thời gian gián đoạn, cơ quan quản lý thuế Việt Nam sẽ có những quan tâm mạnh mẽ hơn, sẽ có những động thái tích cực hơn đối với sự gia tăng các hoạt động thanh - kiểm tra đối với vấn đề chuyển giá và những yêu cầu chính thức từ Tổng cục thuế gửi cho các Cục thuế địa phương về việc tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên có kết quả kinh doanh bị lỗ do nghi ngờ có gian lận về thuế thông qua chuyển giá.
Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Theo đó, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, với đối tượng áp dụng là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam. Theo đó các đối tượng thỏa mãn 3 điều kiện: là doanh nghiệp; có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và nộp thuế TNDN tại Việt Nam theo kê khai.
Thông tư số 66/2010/TT-BTC có phạm vi áp dụng đối với tất cả các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Để xác định được các bên có quan hệ liên kết, trong thông tư cũng chỉ rõ gồm 3 nhóm đối tượng sau:
Một là: một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát,
góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
Hai là: các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp
vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
Ba là: các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm
soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.
Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết quy định tại thông tư này được xác định theo giá thị trường trên cơ sở phân tích so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên
45
kết với giao dịch độc lập để lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất trong 5 phương pháp sau: so sánh giá giao dịch độc lập; giá bán lại; giá vốn cộng lãi; so sánh lợi nhuận hoặc chiết tách lợi nhuận.
2.2. Thực trạng tác động của giá chuyển nhượng đến quản lý thuế các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Thực trạng giá chuyển nhượng
Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết như: Gia công may, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Kết quả, từ năm 2010 đến hết năm 2013, cơ quan Thuế đã thanh tra, kiểm tra 4.857 doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá, đã ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 335 tỷ đồng. Riêng năm 2013, cơ quan Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110 doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT gần 137 tỷ đồng, buộc các doanh nghiệp phải giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban Cải cách - Tổng cục Thuế đã hỗ trợ 17 Cục thuế địa phương thực hiện thanh tra 44 doanh nghiệp, đến nay đã kết thúc thanh tra 12 doanh nghiệp. Dự kiến, sẽ điều chỉnh tăng doanh thu/giảm chi phí là 3.597 tỷ đồng, điều chỉnh giảm số lỗ phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp là 476 tỷ đồng, truy thu thuế Thu nhập doanh nghiệp là 187 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính số tiền 12 tỷ đồng.
2.2.2. Thực trạng kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dệt may tại Cục Thuế Đồng Nai
2.2.2.1. Đặc điểm của ngành dệt may
Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán quốc tế. Trong lịch sử của mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường. Nó có một số đặc điểm sau:
Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn.
46
Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động mà lao động không đòi hỏi trình độ cao, không cần qúa nhiều vốn để đầu tư. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp và ít vốn.
Những sản phẩm của ngành dệt may rất phong phú, đa dạng tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng cho người tiêu dùng.
Nhản mác có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2.2. Thực trạng kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dệt may tại Cục Thuế Đồng Nai
a. Thực trạng kiểm soát giá chuyển nhượng
Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn là 1.061 đơn vị. Trong đó, có 665 DN kinh doanh lỗ, chiếm tỷ lệ 62,68%.
Trong tổng số doanh nghiệp FDI nêu trên có 52 DN sản xuất sợi, dệt vải và trong đó có 34 DN kinh doanh lỗ, chiếm tỷ lệ 65,38%.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh lỗ này vẫn tiếp tục đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động và có giao dịch liên kết với Công ty mẹ tại chính quốc. Đây là vấn đề đặt ra mà Ngành thuế phải tập trung vào công tác kiểm soát giá chuyển nhượng.
Công tác công tác kiểm soát giá chuyển nhượng là lĩnh vực phức tạp và mới mẻ đối với Ngành thuế Đồng Nai, với sự đặc biệt quan tâm của lãnh đạo Cục thuế Đồng nai, trong thời gian qua lãnh đạo đã chỉ đạo công tác kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả cao.
Năm 2013 Cục thuế tham gia Đoàn thanh tra hoạt động chuyển giá đầu tiên với Tổng Cục thuế tại Công ty HL. Qua đó đã thực hiện xác định và điều chỉnh lại giá giao dịch mua bán của doanh nghiệp theo giá thị trường làm giảm lỗ 1.157 tỷ đồng, tạo
47
nguồn thu trong tương lai trên 280 tỷ. Ngoài số điều chỉnh giảm lỗ nêu trên đã thực hiện truy thu vào Ngân sách Nhà nước 78 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cục thuế còn tổ chức, chỉ đạo thu thập thông tin, phân tích rủi ro về hoạt động chuyển giá doanh nghiệp có giao dịch liên kết; kiểm soát, phê duyệt hồ sơ phân tích rủi ro thuế, lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường để áp dụng cho từng cuộc thanh tra chuyển giá cụ thể, và phê duyệt phương án đề xuất xử lý kết quả thanh tra. Đồng thời đã chủ động phối hợp và có sự hỗ trợ từ Vụ Cải Cách - Tổng Cục Thuế để thực hiện. Riêng trong năm 2014, tại Đồng Nai, đã tổ chức thanh tra chuyển giá 7 doanh nghiệp và đã xử lý thu vào Ngân sách Nhà nước trên 302 tỉ đồng (đã thu đủ vào NSNN trong năm 2014).
Kết quả thanh tra chuyển giá đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp khác có giao dịch kinh doanh với các bên liên kết, một số doanh nghiệp đã tự xem xét kê khai từ lỗ thành lãi và đã có doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để đàm phán thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết (APA).
b. Những thuận lợi và khó khăn trông công tác kiểm soát giá chuyển nhượng b1. Những thuận lợi b1. Những thuận lợi
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, thời gian qua Tổng Cục thuế cũng đã tổ chức những cuộc hội thảo, những lớp tập huấn về kiểm soát giá chuyển nhượng với sự hướng dẫn của các chuyên gia về giá chuyển nhượng của quốc tế như: World Bank, Cục thu nội địa Hoa Kỳ, Tổng Cục thuế Nhật Bản, Chuyên gia giá chuyển nhượng của Pháp...
Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý giá chuyển nhượng của doanh nghiệp cho cán bộ công chức Ngành thuế Đồng Nai.
Tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp có giao dịch liên kết biết và thực hiện các quy định của Nhà nước về việc quản lý giá chuyển nhượng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Chỉ đạo công tác quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết đúng hướng dẫn tại Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
48
Chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ thu thập, phân tích thông tin các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, xác định mức độ rủi ro về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng. Mạnh dạn tham mưu Cục Trưởng và bố trí cán bộ đủ trình độ, năng lực triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.
b2. Những khó khăn.
Thứ nhất, Do đây là lĩnh vực phức tạp và mới mẻ nên năng lực, nghiệp vụ
chuyên môn, bản lĩnh, kỹ năng thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng của cán bộ công chức cấp Cục thuế chưa chuyên sâu, chưa theo kịp với tính hình hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia;
Thứ hai, Cơ quan thuế chưa được trao quyền điều tra nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện thu thập thông tin và yêu cầu doanh nghiệp giải trình những điểm còn mâu thuẫn của thông tin đã cung cấp trước và trong quá trình thanh tra, kiểm tra nên đề nghị Cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế, để có thêm thẩm quyền trong đấu tranh kiểm soát giá chuyển nhượng của các Tập đoàn đa quốc gia;
Thứ ba, thời hạn thanh tra được khống chế bởi quy định chung của Luật Thanh
tra, theo đó thời hạn thanh tra của Cơ quan thuế địa phương rất ngắn so với yêu cầu của một cuộc thanh tra giá chuyển nhượng (trên thế giới, bình quân một cuộc thanh tra kéo dài khoảng 18 đến 24 tháng);
Thứ tư, chưa có hệ thống dữ liệu (giá thị trường) phục vụ cho công tác quản lý
giá chuyển nhượng của Ngành thuế Đồng Nai, từ đó chưa chủ động trong công tác phân tích hồ sơ kê khai giao dịch liên kết, hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp, báo cáo tài chính để xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng;
Thứ năm, hiện nay chưa có chế độ đãi ngộ riêng cho công chức làm công tác
quản lý thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng, trong khi các Công ty tư vấn về thuế thường mời gọi đội ngũ này và sẵn sàng trả mức thu nhập lớn, do đó chưa khuyến khích được họ dốc hết tâm sức vào công việc khó khăn này. Đề nghị có cơ chế đãi ngộ cho công chức làm công tác quản lý thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng.
49
2.2.3. Phân tích một số doanh nghiệp FDI điển hình đã bị thanh tra về chuyển giá qua vật tư, hàng hóa và dịch vụ
Phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính có thể dùng để đánh giá khả năng sinh lợi và rủi ro của công ty và do đó có thể đánh giá khả năng chuyển giá tại công ty. Tôi đã chọn một Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài do công ty mẹ tại Đài Loan- là quốc gia có mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với Việt Nam để phân tích, dựa trên lý do là công ty bị lỗ qua nhiều năm trong khi ngành gia công may mặc vẫn làm ăn có lãi. Để đơn giản cho việc phân tích, tôi đưa vào luận văn này số liệu thanh tra thuế tại công ty HL Corporation Việt Nam. Số liệu sử dụng trong phân tích này từ cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai.
Đặc điểm, tình hình chung của Công ty HL Corporation Việt Nam:
Công ty HL Corporation Việt Nam là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập vào năm 1993, có vốn điều lệ là 477.134.598 USD, thời gian hoạt động là 45 năm, ngành nghề là kéo sợi, dệt và nhuộm vải. Công ty thực hiện nghĩa vụ kế toán và thuế theo pháp luật Việt Nam.
Kết quả thanh tra thể hiện ở bảng biểu sau:
Bảng 2.1: Kết quả thanh tra từ năm 2006-2009
ĐVT: USD
STT Chỉ tiêu
Số liệu tại biên bản thanh tra
của cục thuế Đồng Nai
Số liệu tại biên bản thanh tra của Tổng cục thuế
Chênh lệch
1 2 3 4 5=4-3
I Năm 2006
1 DT bán hàng , cung cấp dịch vụ 127.282.929,37 127.282.929,37 0
2 TN chịu thuế TNDN trước chuyển lỗ -17.634.111,37 5.192.667,62 22.826.778,99
3 Số lỗ các năm trước được chuyển vào
năm 2006 1.025.275,07
Không xác
định lại 0
4 Thu nhập chịu thuế TNDN sau
chuyển lỗ -18.659.386,44 4.167.392,55 22.826.778,99 5 Thuế TNDN phát sinh năm 2006
phải nộp NSNN 0 625.108,88 625.108,88 II Năm 2007
1 DT bán hàng , cung cấp dịch vụ 172.264.175,08 172.300.651,48 36.476,40
50 3 Số lỗ các năm trước được chuyển vào