Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable Uncontrolled

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33 - 35)

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp so sánh giữa mức giá trong các giao dịch liên kết và mức giá được sử dụng trong các giao dịch độc lập trong các điều kiện tương đương có thể so sánh. Nếu có sự khác biệt trong hai mức giá trên thì điều này có thể cho thấy mối quan hệ thương mại hay tài chính của hai bên liên kết trong giao dịch không theo nguyên tắc thị trường. Trong trường hợp này, giá của giao dịch độc lập sẽ được sử dụng để thay thế cho giá giao dịch giữa các bên liên kết.

Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm; trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.

Một khi có thể xác định được giao dịch độc lập để so sánh (Thỏa mãn một trong hai điều kiện trên) thì phương pháp CUP được xem là phương pháp trực tiếp và tin cậy nhất khi áp dụng nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy phương pháp CUP được cho là thích hợp hơn các phương pháp khác.

7

Nguyen Tan Phat, Transfer Pricing, The Vietnamese System in the Light of the OECD Guidelines and the systems in certain Developed and Developing Countries, JIBS Dissertion Series No. 061

22

Trong thực tế, rất khó có thể tìm kiếm các giao dịch độc lập có điều kiện hoàn toàn tương đồng với giao dịch cần so sánh mà không có sự khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá của giao dịch. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh các yếu tố khác nhau trước khi xác định giá thị trường. Các điều chỉnh có thể thực hiện để loại trừ sự khác nhau về điều kiện giao dịch, khối lượng sản phẩm giao dịch và thời điểm diễn ra giao dịch; trong khi đó, các khác biệt về chất lượng sản phẩm, vị trí địa lý của thị trường, cấp độ thị trường, số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến giao dịch thường khó hoặc không thể thực hiện điều chỉnh được8.

Dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau; tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.1: So sánh giá giao dịch độc lập

Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty con S và Công ty mẹ P tại nước ngoài:

Công ty P là pháp nhân nước ngoài X (nước có thuế suất thuế công ty là 15%) chuyên mua sản phẩm A từ các bên liên kết để xuất khẩu; năm 2001, Công ty P đã thành lập công ty con S tại Việt Nam, chuyên nhập khẩu sản phẩm A từ Công ty mẹ P để bán cho các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam; ngoài việc xuất khẩu sản phẩm A cho Công ty con S, công ty P còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm A cho các bên độc lập, trong đó có công ty T tại Việt Nam.

8 PricewaterhouseCoopers, International Transfer pricing 2009, p.25

NƯỚC X (TS 15%) VIỆT NAM (TS 25%)

Công ty P Công ty con S Bên độc lập

Công ty độc lập T Bên độc lập Mua sp A Bán sp A Bán sp A Bán sp A Bán sp A Mua SP A giá 100.000 Mua SP A giá 60.000 Cửa hàng bán lẻ Các đại lý

23

Khái quát về giao dịch liên kết:

Thuế suất thuế công ty tại nước X là 15%; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 25% ; giá bán sản phẩm A tháng 5 năm 2009 cho các công ty như sau:

Bán cho công ty con S với giá 100.000 đồng/sản phẩm. Bán cho công ty độc lập T với giá 60.000 đồng/sản phẩm.

Điều kiện hợp đồng liên quan đến xuất khẩu sản phẩm A của công ty P cho công ty con S và công ty độc lập T

Đều là sản phẩm A; Số lượng sản phẩm nhập khẩu lớn; Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; Điều kiện thanh toán: trả tiền trước khi công ty S và T nhận hàng 3 ngày bằng hình thức chuyển khoản; Không bảo hành sản phẩm; Các điều kiện khác như nhau, ngoại trừ điều kiện giá cả.

So sánh giá giao dịch độc lập:

Điều kiện hợp đồng của hai giao dịch là tương đương nhau (ngoại trừ điều kiện giá cả); Cấp độ giao dịch của công ty S và công ty T là tương đương nhau (cùng nhập khẩu từ công ty P để bán buôn).

Hai giao dịch này đủ điều kiện để so sánh với nhau về đơn giá sản phẩm (do không có khác biệt trọng yếu có ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm).

Doanh nghiệp S cần phải điều chỉnh giá mua sản phẩm A để được tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh từ 100.000 đồng/sản phẩm xuống còn 60.000 đồng/sản phẩm khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)