Mối quan hệ giữa giá chuyển nhượng và công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 45 - 48)

Thuế là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước để thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế vĩ mô. Ở mỗi nước, hệ thống thuế bao gồm các sắc thuế khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, thường thì một hệ thống thuế với nhiều sắc thuế được phân thành thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất…). Các sắc thuế trong hệ

34

thống thuế có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một công cụ quản lý hữu hiệu của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế.

Với một hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tại bất kỳ một quốc gia nào, quản lý thuế luôn là một công tác phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh; trong đó có thể nói rằng quản lý thu nộp thuế là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất. Quản lý thu nộp thuế chính là quản lý đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất, giá tính thuế, tổng số tiền thu nộp, quy trình, thủ tục thu nộp đảm bảo kịp thời, đúng số lượng tiền thuế vào ngân sách nhà nước…

Quản lý đối tượng chịu thuế: Mỗi một Luật thuế (sắc thuế) đều có quy định cụ

thể về đối tượng chịu thuế. Song nhìn chung, đối tượng chịu thuế chính là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc các loại tài sản được trao đổi, chuyển nhượng, hoặc trong một số trường hợp quy định đặc biệt khác thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế. Như vậy, có thể nói rằng hầu hết các sản phẩm, hàng hóa luân chuyển đều có thể là đối tượng chịu thuế, bao gồm cả việc giao dịch, chuyển nhượng nội bộ giữa các thành viên thuộc một công ty đa quốc gia (MNC) vốn được tính toán bằng một giá chuyển nhượng không theo nguyên tắc thị trường.

Quản lý đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế chính là các công ty, đơn vị,

các thành phần kinh tế, cá nhân tham gia vào quá trình luân chuyển hàng hóa, sản phẩm, hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, tài sản… trong đó bao gồm cả những công ty con trực thuộc công ty mẹ nhưng thực hiện hạch toán độc lập. Theo luật pháp Việt Nam, một số các chi nhánh của MNC ở nước ngoài được thành lập trên đất Việt Nam cũng được coi như là các công ty con độc lập và cũng là đối tượng nộp thuế. Ví dụ như chi nhánh ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, các quỹ của nước ngoài nhưng được thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. Thậm chí trong một số trường hợp, các chi nhánh đại diện nước ngoài nhưng tham gia vào quá trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam cũng thuộc đối tượng nộp thuế theo luật định.

Quản lý số lượng thuế phải nộp: Về mặt kỹ thuật, số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế thường được xác định trên cơ sở của giá tính thuế và thuế suất, mà trong đó giá tính thuế là yếu tố rất phức tạp. Tùy theo từng sắc thuế, theo quy định của mỗi nước, giá tính thuế có những điểm khác nhau. Ví dụ: đối với thuế GTGT, thì giá tính thuế là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm được sản xuất ra ở một giai đoạn xác

35

định nào đó. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì giá tính thuế là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp…

Tùy theo quy định cụ thể của từng nước, việc xác định giá tính thuế của một loại thuế này thường lại có tác động ít nhiều tới mức thuế phải nộp của loại thuế khác (nếu giả định rằng thuế suất là cố định, không có gì thay đổi). Ví dụ như trong trường hợp thuế GTGT: sản phẩm đầu ra của ngành này lại được sử dụng làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm khác; một ví dụ khác là theo hệ thống thuế Việt Nam, đối với một mặt hàng nhập khẩu về để tiêu thụ trong nước, thuộc đối tượng chịu thuế của thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh nghiệp phải tính và nộp thuế theo thứ tự là:

Thuế nhập khẩu: giá tính thuế nhập khẩu phải nộp là giá nhập khẩu (giá vốn nhập khẩu cộng chi phí vận chuyển, bảo hiểm… gọi tắc là giá CIF);

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mà doanh nghiệp phải nộp là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu;

Thuế GTGT: Giá tính thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo cách tính toán này thì trong giá tính thuế của các sắc thuế sau sẽ bao gồm cả thuế phải nộp của sắc thuế trước. Do vậy, mức giá tính thuế nhập khẩu ban đầu theo ví dụ trên sẽ được khuyếch đại nhiều hay ít là phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của nước nhập khẩu cao hay thấp.

Trong trường hợp mặt hàng nhập khẩu thuộc đối tượng nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT nhưng lại được sử dụng làm vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất những mặt hàng khác, hay nói cách khác là mặt hàng nhập khẩu được tham gia vào càng nhiều quá trình sản xuất kế tiếp khác nhau, trước khi bước vào quá trình tiêu dùng cuối cùng thì tác động ảnh hưởng của giá nhập khẩu tới số thuế phải nộp và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ càng lớn.

Xuất phát từ đặc tính này của quy trình sản xuất và hệ thống thuế, cho nên một số MNC đã sử dụng chuyển giá như một công cụ hữu hiệu trong việc tránh thuế thông qua việc chuyển giá của vật tư, hàng hóa, dịch vụ (giá gốc xuất khẩu) cao hay thấp tùy thuộc vào thuế suất nước nhập khẩu cao hay thấp để giảm tối đa mức thuế phải nộp, tăng tối đa lợi nhuận được hưởng.

36

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)