Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method CPM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)

Theo phương pháp này, giá thị trường được xác định bằng chi phí phát sinh của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch liên kết với bên liên kết cộng với mức

26

lợi nhuận thích hợp, dựa trên tỷ suất lợi nhuận mà các bên độc lập cộng vào giá vốn hoặc giá thành hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch độc lập tương đương.

Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho các hoạt động mua bán bán thành phẩm (semi- finished products), hoạt động cung cấp dịch vụ của các bên liên kết, hoặc khi các bên ràng buộc, liên kết với nhau bởi các thỏa thuận mua bán dài hạn10.

Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn; trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.

Tương tự như phương pháp giá bán lại, khi thực hiện phân tích so sánh với giao dịch độc lập cần ít sự điều chỉnh hơn liên quan đến sự khác biệt của sản phẩm, việc phân tích so sánh chú trọng đến sự khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản sử dụng và rủi ro gánh chịu.

Một điểm thuận lợi của phương pháp này là khi xác định tỷ suất lợi nhuận để cộng vào giá vốn trong trường hợp sản xuất theo hợp đồng thì điều quan trọng là hình thức của các giao dịch có thể so sánh được, không cần phải có sự tương đương của các hàng hóa chuyển dịch.

Một số khó khăn khi áp dụng phương pháp này:

Vấn đề xác định tỷ suất lợi nhuận có thể so sánh và giá vốn có thể so sánh được. Ví dụ như trường hợp nhà sản xuất thuê tài sản, máy móc để hoạt động thì giá vốn của nhà cung cấp này không thể so sánh với giao dịch của nhà cung cấp sử dụng tài sản, máy móc do bản thân công ty trang bị (đoạn 2.37, OECD Guidelines); hay trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hợp đồng với một bên liên kết dành hết công suất hoạt động của doanh nghiệp cho hợp đồng này, thì khi không sử dụng hết công suất, bên liên kết sẽ phải chịu toàn bộ chi phí này dù họ có sử dụng hay không. Cũng tương tự như phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào việc so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận cộng vào giá vốn của giao dịch liên kết với tỷ suất lợi nhuận cộng vào giá vốn của giao dịch độc lập so sánh. Sự khác biệt giữa các

27

giao dịch độc lập và giao dịch liên kết ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất này cần phải được điều chỉnh. Các khác biệt cần xem xét là: mức độ và loại chi phí: chi phí hoạt động, chi phí gián tiếp, chi phí tài chính liên quan đến các chức năng thực hiện, rủi ro gánh chịu bởi các bên hoặc của các giao dịch được so sánh; tính nhất quán trong hạch toán kế toán. Trường hợp có sự khác nhau về hạch toán kế toán giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết, cần phải có sự điều chỉnh dữ liệu thích hợp đảm bảo các chi phí cùng loại được sử dụng để so sánh; chi phí của một công ty thường được phân loại gồm 3 loại: chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất gián tiếp và chi phí hoạt động. Phương pháp giá vốn cộng lãi sử dụng tỷ suất lợi nhuận được tính sau khi trừ chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất gián tiếp (khác với phương pháp lợi nhuận thuần sử dụng tỷ suất lợi nhuận trừ đi chi phí hoạt động). Thực tế việc phân loại chi phí như nêu trên có thể khác nhau giữa các quốc gia, do đó khi áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi cần lưu ý xem xét các trường hợp một số khoản chi phí có thể được xem là chi phí hoạt động.

Dựa vào giá vốn của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết; Tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế.

Sơ đồ 2.3: So sánh giá vốn cộng lãi

Đối tượng xem xét: Giao dịch bán sản phẩm A cho công ty liên kết S; Đối tượng so sánh: Giao dịch bán sản phẩm B cho công ty độc lập T;

Điều kiện giao dịch:

VIỆT NAM NƯỚC X

Mua SP A và B Công ty P Bán SP A Công ty S

(bên liên kết) Bán SP A Cửa hàng bán lẻ (bên độc lập) Bán SP B Công ty T (bên độc lập) Bán SP B Cửa hàng bán lẻ (bên độc lập)

28

Chức năng hoạt động giống nhau: Cùng là Công ty P. Chức năng của công ty P

là mua vào sản phẩm A và sản phẩm B, sau đó bán 2 sản phẩm này cho công ty S và công ty T, không có hoạt động đặc thù, không sử dụng thương hiệu.

Đặc tính sản phẩm tương tự nhau: Sản phẩm A và sản phẩm B tương tự nhau:

hình dáng, cấu tạo, tính năng, chất liệu giống hệt nhau; Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm (màu sắc của sản phẩm khác nhau).

Điều kiện hợp đồng (bán hàng) tương tự nhau: Cấp độ giao dịch: giống nhau

(cùng xuất khẩu sản phẩm cho công ty bán buôn tại nước X); Các điều kiện khác tương tự nhau ngoại trừ điều kiện giá cả.

Điều kiện kinh tế: Tương tự nhau, không có khác biệt trọng yếu.

Kết luận: Giao dịch bán sản phẩm A cho Công ty liên kết S gần tương đồng với

giao dịch bán sản phẩm B cho Công ty độc lập T về điều kiện giao dịch (không có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm)

Chỉ tiêu so sánh: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm A với tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm B để xem xét giá bán của sản phẩm A cho công ty liên kết S có chênh lệch với giá thị trường hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phải điều chỉnh giá bán sản phẩm A cho Công ty liên kết S khi tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm A nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm B.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)