c. Cấp xã, thị trấn:
3.3.4. Hỗ trợ ngân sách để thực hiện dồn điền, đổi thửa
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta có đưa ra chủ trương khuyến khích các địa phương DĐ, ĐT nhưng nhìn chung cho đến nay hầu hết các địa phương trong cả nước kết quả đạt được còn rất hạn chế. Những nguyên nhân làm cho DĐ, ĐT đạt kết quả thấp là do:
+ DĐ, ĐT là một việc làm khó khăn và phải mất thời gian trong khoảng 12 -18 tháng, các địa phương không có khả năng đầu tư kinh phí cho công tác này;
+ Đối với người tham gia chỉ đạo DĐ, ĐT ở cơ sở vì họ là người không có lương, nên phải chi công bằng tiền cho họ. Nhưng qua tìm hiểu các địa phương đã tổ chức DĐ, ĐT hầu như không có chi phí gì hoặc nếu có chỉ rất thấp nên không ai muốn tham gia.
Vì vậy để DĐ, ĐT được thành công thì dứt khoát Nhà nước phải đầu tư kinh phí cho công tác này. Mức đầu tư nên tính theo hecta dồn, đổi. Kinh phí chi cho dồn, đổi chủ yếu phục vụ các hội nghị quán triệt, tập huấn cho lãnh đạo xã thị trấn, cán bộ chuyên môn, chi công cho Ban chỉ đạo vận động, tuyên truyền chi phí cho họp dân, đo đạc khảo sát, in ấn tài liệu, bản đồ, lập sổ bộ thuế, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi đua khen thưởng… Riêng đầu tư cho công trình giao thông nội đồng, cứng hoá kênh mương sẽ đầu tư theo từng dự án cụ thể.
Hiện nay huyện Yên Lạc đã DĐ, ĐT xong, Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên diện tích đất canh tác còn rất ít không đặt vấn đề dồn, đổi, 5 huyện còn lại phải thực hiện DĐ, ĐT. Theo thống kê, khảo sát sơ bộ hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc diện tích cần dồn, đổi là:
Tổng số toàn tỉnh: 23.112 ha
Trong đó: 1 Huyện Vĩnh tường: 5.897 ha
2 Huyện Bình xuyên: 1.609 ha
3 Huyện Tam đảo: 4.389 ha
4 Huyện Tam dương: 3.400 ha
5 Huyện Lập thạch: 7.817 ha (gồm cả Sông Lô)
Theo dự toán sơ bộ để DĐ, ĐT hoàn thành 1 ha đất NN chi phí hết khoảng 2.000.000VNĐ. Trong đó: Chi cho cấp tỉnh 150.000đ/ha; chi phí cấp huyện 250.000đ/ha; Chi cho cấp xã, thị trấn 1.600.000đ/ha.
Để giúp các địa phương chủ động thực hiện DĐ, ĐT ngân sách tỉnh nên cấp ứng ngân sách cho các địa phương 50% dự toán, số còn lại sẽ cấp khi hoàn thành.
Căn cứ vào số diện tích và định mức trên đây thì kinh phí toàn tỉnh dự kiến đầu tư cho DĐ, ĐT là:
Trong đó chia ra:
Ban chỉ đạo tỉnh: (23.112ha) x (150.000đ/ha) = 3.466.800.000đ Ban chỉ đạo các huyện: ( 23.112ha) x (250.000đ/ha) = 5.778.000.000đ Ban chỉ đạo các xã, thị trấn: (23.112ha) x(800.000đ/ha) = 36.979.200.000đ
Với số tiền trên 46,2 tỷ đồng thì khả năng ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc hoàn toàn có khả năng đáp ứng được cho công tác DĐ, ĐT. Nếu được đầu tư đầy đủ chắc chắn rằng DĐ, ĐT ở Vĩnh Phúc sẽ thành công. SXNN sẽ có điều kiện phát triển theo hướng CNH,HĐH tốt hơn, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước hiện nay, vấn đề hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ không thể tách rời trong sự nghiệp chung ấy. Muốn CNH,HĐH nông nghiệp thì trước hết và cốt lõi phải quan tâm đến vấn đề đất đai trong đó có nội dung DĐ, ĐT.
DĐ, ĐT đất NN là một vấn đề vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Đây là vấn đề không mới nhưng cũng không hẳn dễ dàng thực hiện. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: Đây là vấn đề mà cả nước đều phải quan tâm giải quyết trong quá trình hiện đại hoá đất nước, nhằm chuyển biến nền NN truyền thống sang nền SXNN hiện đại theo hướng CNH,HĐH. Còn tính đặc thù thể hiện ở chỗ: Do hoàn cảnh lịch sử để lại từ khi thực hiện Nghị định 64/CP, mà hệ quả của nó chính là tính 2 mặt của việc giao ruộng đến hộ ổn định lâu dài. Ngoài mặt tích cực của việc giao ruộng đến hộ nông dân thì nước ta hiện đang phải đối mặt là tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất lớn theo hướng CNH,HĐH. Tính đặc thù còn thể hiện ở chỗ mỗi địa phương, mỗi tỉnh lại có sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, về cách tiếp cận vấn đề và sự quyết tâm trong chỉ đạo và sự hưởng ứng của nhân dân.
Vấn đề DĐ, ĐT trong điều kiện hiện nay cũng gần giống như trước đây lựa chọn việc giao đất đến hộ gia đình. Khi đất đai chưa được giao đến hộ gia đình thì NN vẫn trong vòng luẩn quẩn không phát triển được. Chỉ từ khi đất đai được giao đến hộ gia đình thì NN có sự khởi sắc, đời sống của nông dân được cải thiện và nâng cao.
Ở thời điểm năm 1993, giao ruộng đến hộ gia đình là chủ trương đúng đắn. Việc làm đó đã phát huy được tác dụng, hiệu quả kinh tế của đất đai, lao động trong NN. Nhưng đến thời điểm hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thì việc giao ruộng đến hộ gia đình, xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn là vẫn cần thiết. Song nội dung này cần phải được thay đổi về chất, nghĩa là phải khắc phục càng sớm, càng tốt tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp. Vì vậy vấn đề DĐ, ĐT đặt ra trong thực tiễn là một tất yếu khách quan đòi hỏi các
cấp uỷ đảng chính quyền cần sớm có quyết sách mạnh dạn thay đổi về chính sách đất đai nói chung và DĐ, ĐT nói riêng mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất lớn.
Phát triển NN là vấn đề lớn, bao trùm hầu hết khoảng 70-75% số dân. Nếu cho rằng NN của chúng ta đã cơ bản được giải quyết, đảm bảo cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho xã hội thì chưa toàn diện. Vì hiện nay nông dân vẫn là khu vực khó khăn, yếu thế so với các khu vực khác trong xã hội, người nghèo tập trung chính vẫn ở khu vực nông thôn. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa trong đời sống giữa nông thôn với thành thị, giữa lao động NN với lao động phi NN. Những diễn biến trong xã hội như đã nêu, phần nào đó làm cho tư tưởng của nông dân chưa thật sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trước tình hình hiện nay.
Với bản tính cần cù, không cam chịu đói, nghèo nhiều hộ nông dân tự phát dồn, đổi đất NN với mong muốn vươn lên làm giàu. Và nếu như vấn đề này được quan tâm kịp thời, thoả đáng tiếp thêm sức cho họ thì người được hưởng lợi trong xã hội sẽ là số đông nông dân. Đồng thời, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 20 năm qua được bắt đầu từ NN, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào. Vì vậy, đây chính là lý do quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm, phải coi đó là một chiến lược trong sự nghiệp tiếp tục chấn hưng đất, nước bằng con đường “ dân giàu , nước mạnh”, thông qua DĐ, ĐT đất NN.
Để làm tốt vấn đề này, trước hết phải thống nhất về mặt nhận thức, về sự cần thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của DĐ, ĐT. Nếu vấn đề này không được quan tâm giải quyết thì tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay sẽ trở thành yếu tố cản trở sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế xã hội nói chung. Đảng, Nhà nước cần có Nghị quyết chuyên đề và văn bản pháp quy cụ thể về DĐ, ĐT từ Trung ương đế cơ sở.
Về giải pháp để tổ chức, thực hiện chủ trương DĐ, ĐT, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa bàn mà lựa chọn thời điểm, quy mô thích hợp. Nhưng nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và có sự đầu tư cho NN từ ngân sách nhà nước.
Đối với Vĩnh Phúc, nếu đầu tư thoả đáng về ngân sách cho DĐ, ĐT cũng là phương châm ứng xử hoàn toàn phù hợp đúng đắn. Bởi một khi công nghiệp đã được NN dành đất
cho sự phát triển, tạo ra nhiều nguồn thu cho ngân sách, nay công nghiệp phải có nghĩa vụ trở lại phục vụ cho NN phát triển. Đồng thời, cũng phải coi việc đầu tư cho DĐ, ĐT chính là sự đầu tư gián tiếp cho việc thay đổi cơ cấu sản xuất trong nội ngành NN. Từ đó tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu và phân công lại lao động xã hội, từng bước giảm khoảng cách về thu nhập giữa các khu vực trong xã hội. Quá trình thực hiện phải đặt việc DĐ, ĐT gắn với việc giải quyết đồng bộ các vấn đề chung về phát triển kinh tế, xã hội.
DĐ, ĐT đất NN ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng là vấn đề vừa cũ, vừa mới, vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài. DĐ, ĐT không phải là công việc riêng của ngành NN và của riêng người nông dân, mà chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có trình độ, am hiểu về chủ trương chính sách và các quy định của pháp luật, kết hợp tốt với sự nhận thức đúng đắn và đồng tình hưởng ứng của các hộ nông dân. Chỉ khi nào đạt được sự thông suốt từ trong Đảng đến người nông dân thì DĐ, ĐT sẽ thành công.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu để xây dựng bản luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, cá nhân học viên luôn mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của Hội đồng Khoa học Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng sự tham gia, góp ý của các nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm đến vấn đề này. /.