c. Cấp xã, thị trấn:
3.3.3.2. Các bước tiến hành (ở cấp xã)
Bước 1: Điều tra, thống kê thực trạng quản lý, sử dụng đất.
+ Từng đơn vị hành chính cấp xã cần tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất NN, đi sâu phân tích, đánh giá về mức độ manh mún, phân tán trong việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân trước đây, những khó khăn, cản trở đối với sản xuất.
+ Tiến hành đánh giá về công tác quy hoạch sử dụng đất NN, nhất là diện tích đất giành cho quỹ công ích, đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng và đất xây dựng các cơ sở hạ tầng khác.
+ Đánh giá được hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng các quỹ đất, xây dựng kế hoạch và vận động nhân dân thực hiện công việc DĐ, ĐT sao cho nhanh, gọn và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thôn, đảm bảo các quy định của pháp luật, đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nông thôn .
Bước 2: Công khai quy hoạch sử dụng đất, thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng:
+ Quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế NN, nông thôn phải được công khai để dân biết, dân bàn và thực hiện. Qua đó mọi người dân nắm vững quy hoạch, nâng cao nhận thức và tham gia giám sát việc thực hiện, làm cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính khả thi cao.
+ Đặc biệt chú ý quy hoạch đất quỹ công ích phải tập trung theo thôn, HTX hoặc của toàn xã cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để quản lý sử dụng quỹ đất này có hiệu quả cao.
+ Quy hoạch lại đồng ruộng để thuỷ lợi, giao thông đến mỗi thửa đất thuận tiện và chủ động nhất.
Bước 3: Khoanh vùng ruộng đất, xác định hệ số quy đổi “ K”:
+ Việc xác định hệ số quy đổi “K” nhằm điều chỉnh diện tích giao đảm bảo công bằng trong sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân. Người nhận ruộng xa hoặc ruộng xấu thì được nhiều diện tích hơn, người nhận ruộng gần, đất tốt hơn thì diện tích phải ít hơn, thông qua hệ số quy đổi “K” sẽ khắc phục được tâm lý trước đây muốn có ruộng cao - thấp, gần - xa, tốt - xấu, .
+ Trên cơ sở phương án chia, khoanh vùng đất tốt - xấu, gần - xa, cao - thấp cần dự kiến hệ số quy đổi “K” để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Việc tính toán hệ số “K” chỉ mang tính chất gợi ý, quy định hệ số bằng bao nhiêu hoặc không tính hệ số do nhân dân bàn bạc, thảo luận và quyết định. Phương pháp xác định hệ số “K” cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Phải dựa vào tính chất đất đai, vị trí địa lý, các điều kiện sản xuất từng vùng, hạng thuế để tính hệ số “K” cho cả vùng. Đảm bảo sau khi quy đổi theo hệ số “K” diện tích được DĐ, ĐT phải không thừa, không thiếu trong tổng số diện tích được đưa vào để DĐ, ĐT.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành chuyên môn không áp đặt mà chỉ hướng dẫn cách tính toán, quy đổi để nông dân bàn bạc và tự quyết định. Thửa đất sau khi DĐ, ĐT
phải đạt diện tích tối thiểu trên 400m2 và hộ nhiều nhất tối đa không quá 3 thửa, khuyến khích
các hộ chỉ nhận 1 thửa. Phương châm số thửa trên hộ càng ít càng tốt, diện tích thửa càng lớn càng tốt.
Bước 4: Thực hiện chuyển đổi, dồn ghép (Lập phương án và giao đất tại thực địa):
Tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình cá nhân tiến hành thực hiện việc dồn, đổi theo phương pháp sau:
+ Các hộ đăng ký nội dung xin chuyển đổi để được giao đất ở địa điểm mới đáp ứng nhu cầu về sản xuất của hộ với Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa DĐ, ĐT thôn, xóm hoặc HTX.
+ Căn cứ vào yêu cầu đăng ký của các hộ, Ban Chỉ đạo DĐ, ĐT tiến hành cân đối nhu cầu diện tích thông qua hệ số “K” cho tất cả các khu vực. Từ đó hoàn chỉnh phương án DĐ, ĐT, thông báo cho toàn thể các hộ biết để thống nhất làm cơ sở cho việc trình duyệt. Trường hợp do loại quỹ đất các vùng chuyên canh có hạn mà có nhiều hộ đăng ký, thì vận động các hộ tiếp tục điều chỉnh theo dự kiến của Ban Chỉ đạo DĐ, ĐT cho việc cân đối giữa các khu vực trong thôn;
+ Trên cơ sở phương án DĐ, ĐT đã được phê duyệt, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức cho các hộ bốc thăm theo từng khu vực đối với các hộ có chung nhu cầu ở cùng khu vực. Để đảm bảo không có sự so bì hoặc gây thắc mắc, mất đoàn kết nội bộ thì việc bốc thăm phải tiến hành 2 vòng, vòng 1 bốc thăm thứ tự được vào tham gia bốc thăm, vòng 2 các hộ sẽ bốc thăm vị trí đất theo quy hoạch. (Lưu ý: Mỗi lần bốc thăm cần phải có
biên bản ký nhận của người tham gia bốc thăm). Sau đó tiến hành giao đất trên sơ đồ giải
cho việc đo đạc, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính cũng như việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo vị trí và diện tích mới.
Bước 5: Chỉnh lý hoặc đo đạc mới bản đồ, cấp đổi giấy CN QSDĐ, lập hồ sơ địa chính mới:
Thực hiện DĐ, ĐT tất yếu có sự thay đổi và biến động lớn về diện tích, hình thể và vị trí thửa đất của các hộ, gia đình tham gia. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm, phấn khởi khi thực hiện DĐ, ĐT, đòi hỏi phải chỉnh lý kịp thời hoặc đo vẽ lại bản đồ địa chính theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên- Môi trường và theo quy định của Pháp luật đất đai.
Trong khi chưa có điều kiện đo, vẽ, lập bản đồ mới, cần tiến hành đo, trích thửa, sau đó chỉnh lý lại trên nền bản đồ đã có. Việc đo, vẽ, trích thửa phải được các hộ ký nhận, làm cơ sở cho việc chỉnh lý bản đồ và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính sau này.