ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 1 Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 33 - 35)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

+ Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc; diện tích tự nhiên 123.176,43ha; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; phía Đông và phía Nam giáp thành phố Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía tây bắc, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 25km.

+ Giao thông

Địa bàn Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá đồng bộ và phát triển, bao gồm cả 3 loại hình đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:

Đường sắt là tuyến Hà Nội - Lào Cai qua địa phận Vĩnh Phúc khoảng 44 km, toàn tuyến có 4 ga tàu trong đó 3 ga có chức năng vận tải hàng hoá. Đồng thời đây cũng là tuyến chạy nối thông sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và các tỉnh phía Nam rất thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế;

Đường bộ: Vĩnh Phúc có 5 tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua là Quốc lộ 2A; 2B; 2C; cùng 2 tuyến đường đang thi công là đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường xuyên Á. Các tuyến tỉnh lộ đi đến các trung tâm huyện, các khu công nghiệp, khu du lịch đã được đầu tư hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, giao thông nông thôn hầu hết đã được bê tông hoặc trải nhựa;

Đường thuỷ: Địa bàn tỉnh có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Lô rất thuận lợi cho giao thông thuỷ, vận tải hàng hoá đi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đi thông ra biển. Hàng hoá chính được vận chuyển bằng đường thuỷ qua tỉnh Vĩnh Phúc là vật liệu xây dựng, than, gỗ, tre, nứa, phân bón, sắt thép, xi măng…

Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ đặc điểm khí hậu thời tiết của vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Nhiệt độ trung bình hằng năm 23,5 - 25oC. Lượng mưa trung bình hằng năm 1400 -

1600mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 20% lượng mưa trong năm.

Số giờ nắng bình quân trong năm từ 1400 -1700 giờ, tháng có nhiều giờ nắng là tháng 7, tháng ít giờ nắng là tháng 1; độ ẩm không khí bình quân cả năm 83%.

Chế độ gió có 2 loại gió chính trong năm là: Gió Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

+ Thuỷ văn

Vĩnh Phúc có hệ thống sông, suối, hồ, đập khá phong phú, nhưng chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào 2 con sông chính là:

Sông Hồng: Sông Hồng chảy qua địa phận Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km,

lưu lượng nước trung bình cả năm là 3.730m3/s (cao nhất là 13.200m3/s năm 1990, thấp

nhất là 1.010m3/s năm 2006) hàng năm vào mùa mưa nước ở thượng nguồn dồn về, kết

hợp với mưa lớn trong khu vực, sông Hồng thường gây lũ lụt vùng bãi ngoài đê trung ương ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tuy nhiên mùa mưa sông Hồng có khả năng bồi đắp phù sa tạo nên sự màu mỡ cho đất sản xuất vùng bãi của tỉnh;

Sông Lô: Sông Lô chảy qua địa phận Vĩnh Phúc dài khoảng 35km, lưu lượng nước

trung bình cả năm khoảng 1.245m3/s (cao nhất 3940m3/s năm 1990, thấp nhất 282m3/s năm 2006).

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn có một số con sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ… các sông này ảnh hưởng ít đến chế độ thuỷ văn nhưng lại có tác dụng rất lớn về mặt thuỷ lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Các hồ chứa nước lớn của tỉnh như Hồ Đại Lải (Phúc Yên); hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên); hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà (Tam Đảo); hồ Thanh Lanh- Mỏ Quạ (Bình Xuyên); hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc, hồ Suối Sải (Lập Thạch), hồ Đầm Rưng (Vĩnh Tường), các hồ có

diện tích khá lớn phân bố tương đối đều, khả năng dự trữ nước phục vụ SXNN rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 33 - 35)