Thương mại dịch vụ và du lịch

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 38 - 39)

Ở Vĩnh Phúc, do công nghiệp phát triển rất mạnh, chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh (80,31% năm 2008). Mặc dù thương mại, dịch vụ, du lịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với cơ cấu chung (10,17% năm 2008) nhưng thương mại, dịch vụ, du lịch ở Vĩnh Phúc phát triển khá mạnh trong những năm vừa qua.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, du lịch theo giá thực tế liên tục tăng từ 3.103,6 tỷ đồng năm 2004 lên 8.722,3 tỷ đồng năm 2008, nhịp độ tăng bình quân hàng năm trong 5 năm qua là 18%. Các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch có xu thế mạnh phát triển như: Các siêu thị, các chợ trung tâm, hệ thống đại lý cấp I,II phát triển đa dạng, các khu du lịch nổi tiếng như Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên; Hệ thống sân golf;

Dịch vụ giao thông vận tải phát triển khá mạnh và đa dạng. Nhiều loại hình giao thông công cộng, giao thông do tư nhân đảm nhận đã ra đời và phát triển nhanh như vận tải hàng hoá, vận tải hành khách từ tỉnh Vĩnh Phúc đi hầu khắp các tỉnh trong cả nước.

Về dịch vụ thị trường tài chính, tiền tệ phát triển rất đa dạng. Trên địa bàn Vĩnh Phúc có mặt hầu hết hệ thống dịch vụ như Hải quan, Bưu chính viễn thông; các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng Chính sách xã hội; Dịch vụ bảo hiểm; Công ty Sổ số kiến thiết; Quỹ tín dụng Nhân dân ở 108/ 137 xã, phường, thị trấn. Các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng đã huy động vốn và cho vay vốn đầu tư, phát triển kinh tế khá linh hoạt và thuận lợi.

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 38 - 39)