Những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 54 - 56)

f. Giáo dục Y tế:

2.3.1. Những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước

Trước tình hình và nguyên nhân dẫn đến ruộng đất manh mún như đã nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được sự cần thiết phải DĐ, ĐT đặt ra là một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, để giải quyết được những tồn tại trên đây không thể thực hiện được trong một sớm, một chiều mà phải có sự chuẩn bị thật tốt các điều kiện cụ thể như: Quy hoạch lại đồng ruộng; đo đạc thống kê, phân loại đất đai; đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất…có cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư ngân sách cho công tác này; đặc biệt là tạo sự chuyển biến về nhận thức của người nông dân đối với vấn đề này. Đi cùng với các điều kiện nêu trên còn phải giải quyết tốt việc bố trí lại lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sau DĐ, ĐT, tạo lập thị trường tiêu thụ chế biến nông sản cho nông dân…

Để giải quyết yêu cầu thực tế đặt ra, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số chính sách làm cơ sở giúp các tỉnh thành phố dựa vào đó làm căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện DĐ, ĐT.

Nghiên cứu Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX cho thấy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, phần định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn có nêu:

Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn… [17, tr.168].

Đồng thời trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 nêu rõ: “Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương” [17, tr.276].

Và trong phần định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có nêu:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng lúa chất lượng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tiếp tục phát triển thế mạnh của vụ đông, phát triển cây thực phẩm và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nhiều trình độ công nghệ; hình thành các vùng chuyên canh… [17, tr.306].

Trong nhiệm kỳ Đại hội IX Ban Chấp hành TW có Nghị quyết TW 5 về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giải phóng và phát triển LLSX, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg, ngày 17/7/2002 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Tại Điểm 1 Mục II Quyết định 94/2002/QĐ-TTg nêu:

Trong quý IV năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc “đổi điền, dồn thửa” trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành, nghề [40].

Nhưng chúng ta nhận thức rằng, để thực hiện được những định hướng nêu trên thì trong các giải pháp tất yếu phải có giải pháp DĐ, ĐT. Bởi SXNN luôn gắn với đất đai, mà muốn chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu thì phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hay nói cách khác là phải DĐ, ĐT. Mặc dù Trung ương có Nghị quyết, Chính phủ có quyết định về DĐ, ĐT đất nông nghiệp, song chúng ta phải mạnh dạn chỉ ra rằng điều này chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra đôn đốc không được chú trọng, việc triển khai, tổ chức

thực hiện rời rạc thiếu sự quyết tâm “ đầu voi đuôi chuột” kết quả hầu như không có gì

Chuyển sang nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc khoá X vấn đề DĐ, ĐT đã được chính thức đưa vào văn kiện một cách cụ thể:

Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao [18, tr.89].

Trên cơ sở đó Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong phần nhiệm vụ và giải pháp có nêu rõ:

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường [1, tr.129].

Ý kiến chỉ đạo trên đây tuy không nêu cụ thể bằng cụm từ “dồn điền đổi thửa” nhưng với cụm từ “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thị trường và lợi thế

của từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm có hiệu quả… ” [1, tr.129]cũng có thể hiểu

điều đó đồng nghĩa với DĐ, ĐT.

Tuy nhiên cho đến nay qua hai nhiệm kỳ đại hội, chủ trương dồn điền đổi thửa về thực chất mới dừng ở chủ trương nghị quyết.

Một phần của tài liệu luận văn đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)