f. Giáo dục Y tế:
3.2.3. Sau dồn điền, đổi thửa chỉ còn 1-3 thửa/hộ, đồng thời phải gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, phân vùng sản xuất, sắp xếp lại ngành nghề và lao động trong
hoạch lại đồng ruộng, phân vùng sản xuất, sắp xếp lại ngành nghề và lao động trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, khi chưa DĐ, ĐT mỗi hộ có quá nhiều thửa ruộng, ruộng lại nằm ở nhiều xứ đồng khác nhau. Do đó, khi DĐ, ĐT khuyến khích các hộ chỉ nhận 1 thửa, tối đa không quá 3 thửa, ruộng được chia lại phải gần nhau trên một xứ đồng. Trường hợp đặc biệt hộ gia đình chỉ có 1 khẩu thì thửa chia cho hộ đó có diện tích bằng diện tích bình quân một khẩu được chia thời điểm 15/10/1993.
Do mục đích của DĐ, ĐT nhằm giảm tối thiểu số thửa và tăng tối đa diện tích trên thửa, cho nên trước khi thực hiện phải lập quy hoạch. Quy hoạch phải quan tâm hàng đầu đến phân vùng sản xuất, từ phân vùng sản xuất làm tiền đề cho quy hoạch lại hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất…Nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí để thực hiện quy hoạch xây dựng các công trình sử dụng chung trên đồng ruộng nhất là giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó việc quy hoạch vùng sản xuất phải đảm bảo giúp cho nông dân chủ động lựa chọn mô hình sản xuất có hiệu quả hơn, phù hợp với khả năng, điều kiện, sở trường của họ. Chính điều này giúp cho việc sắp xếp lại ngành nghề trong nông thôn được thuận lợi, trên cơ sở đó sẽ khai thác và phát huy được tiềm năng của các làng nghề truyền thống, thúc đẩy phân công lại lao động trong xã hội. Mặt khác, để chuyển đổi được ngành, nghề thành công, các địa phương phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề cho nông dân, tạo lập thị trường cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho lao động nhất là lao động dôi dư sau DĐ, ĐT khi mở rộng áp dụng cơ giới hoá, góp phần ổn định đời sống cho nông dân.