f. Giáo dục Y tế:
2.2.3.1. Nguyên nhân chính dẫn đến ruộng đất manh mún
Một là: Do đặc điểm địa hình tỉnh Vĩnh Phúc không bằng phẳng, phần lớn diện tích
đất đai có dạng bán sơn địa; nhiều đồi, gò xen kẽ; độ cao thấp khác nhau. Hơn nữa, địa bàn lại bị chia cắt bởi hệ thống đường sắt; các tuyến đê Trung ương, đê địa phương; mạng lưới giao thông đường bộ; hệ thống các tuyến kênh chính dẫn nước tưới; sự phân bố dân cư rải rác… nên ruộng đất rất phân tán. Khi được giao đất đến hộ theo tinh thần Nghị định 64/CP của Chính phủ, đại đa số các hộ nông dân có tâm lý muốn đạt được sự công bằng theo tiêu chí: có ruộng cao, ruộng thấp, ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng gần, ruộng xa.
Hai là: Trước thời điểm thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, ở Vĩnh Phúc đất
NN đã được giao cho các hộ theo Quyết định 450QĐ-UB, ngày 19/5/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Việc giao ruộng theo Quyết định 450/QĐ-UB của Vĩnh Phú (cũ) chỉ cách thời điểm giao ruộng theo Nghị định 64/CP có 1 năm. Hơn nữa, theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 64/CP có nêu những nguyên tắc giao ruộng lúc bấy giờ quy định: “Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo những nguyên tắc sau: Trên cơ sở hiện trạng, đảm bảo đoàn kết, ổn định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển; thực hiện chính sách cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất sản xuất” [8].
Cho nên khi chia ruộng đến hộ, ở Vĩnh Phúc cơ bản vẫn giữ nguyên ruộng đất trước đây đã giao cho các hộ theo Quyết định 450/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Theo đó, khi chia ruộng theo Nghị định 64/CP các địa phương đã dành 5% diện tích quỹ đất cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn (theo quy định tại Điểm 1, Điều 14 Nghị định
(95%) và số nhân khẩu NN có mặt tại thời điểm 15/10/1993, các địa phương chia hết cho các hộ số diện tích theo tiêu chuẩn bình quân tương ứng với số nhân khẩu đối với từng hộ.
Số diện tích 5% do UBND xã, thị trấn quản lý, chủ yếu giao cho các HTX nông nghiệp giao thầu lại cho các tổ giống, tổ dịch vụ hoặc giao cho các thôn, các đoàn thể, hoặc cho các hộ dân, sản phẩm hoặc giá trị giao khoán được thu về ngân sách xã, thị trấn.
Ba là: Do phân bố quỹ đất giữa các địa phương không đều, cùng với nhân khẩu nhiều, ít khác nhau, nên ở tỉnh Vĩnh Phúc bình quân diện tích đất nông nghiệp theo nhân
khẩu thấp, khoảng 300m2 đến dưới 400m2.
Bốn là: Ở thời điểm năm 1993 khi giao ruộng đến hộ cả nước ta phải đồng thời phải
thực hiện Luật Thuế Nông nghiệp được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3 ban hành ngày 14/7/1993. Theo đó, đất nông nghiệp được quy định tại Điểm 1, Điều 9 luật này được phân thành 6 hạng.
Xuất phát từ bốn nguyên nhân chính trên đã làm cho thửa đất càng manh mún. Các thửa đất sau khi chia ruộng chủ yếu có diện tích từ 200- 400m2/thửa đối với đất lúa, đất rau. Còn đối với đất trồng các loại cây màu khác diện tích thường dưới 100m2/thửa, thậm chí có rất nhiều thửa chỉ có vài chục mét vuông. Vì vậy tổng số thửa đất phát sinh lớn, số thửa đất có diện tích lớn, thuận lợi cho canh tác không nhiều, bình quân một hộ có khoảng trên dưới 10 thửa.