+ Dồn điền, đổi thửa đất NN sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún. Vì hiện nay mỗi hộ gia đình, cá nhân có hàng chục thửa ruộng ở nhiều xứ đồng khác nhau, nên khi thực hiện DĐ, ĐT thì bình quân số thửa ruộng trên hộ sẽ giảm, thậm chí một hộ có thể chỉ có một thửa, diện tích trên thửa sẽ tăng. Ruộng đất của các hộ được tập trung về một khu vực, một xứ đồng sẽ thuận lợi cho việc đầu tư, thâm canh, tiết kiệm được chi phí, đi lại, vận chuyển sản phẩm khi thu hoạch. Mặt khác, khi dồn điền, đổi thửa, số thửa giảm, ít bờ ruộng hơn, nên diện tích đất canh tác chắc chắn sẽ tăng hơn so với trước DĐ, ĐT;
+ DĐ, ĐT tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển SXNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hoá hệ
thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác được lợi thế của từng vùng đất khác nhau;
+ DĐ, ĐT thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành NN, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp trong NN và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao động xa hội. Bởi vì hiện nay do ruộng có ô thửa nhỏ, trên một cánh đồng các hộ canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, chế độ chăm sóc thu hoạch khác nhau. Điều đó gây ảnh hưởng và hạn chế lẫn nhau, không có loại cây trồng nào có diện tích đủ lớn dẫn đến không có khối lượng hàng hoá lớn. Nếu thực hiện DĐ, ĐT sẽ khắc phục được tình trạng này;
+ DĐ, ĐT thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
Hiện nay do thửa ruộng nhỏ, khâu làm đất người nông dân chủ yếu cày bừa thủ công theo lối truyền thống bằng trâu, bò, thậm chí nhiều nơi người dân vẫn cuốc đất bằng tay. Mặt khác khâu gieo cấy, thu hoạch phổ biến hiện nay vẫn áp dụng phương pháp thủ công là chính, chi phí cao, mất nhiều thời gian, năng suất lao động thấp, nông dân vẫn phải lao động cực nhọc. Nếu đẩy mạnh việc DĐ, ĐT sẽ dễ dàng cho việc áp dụng máy móc vào sản xuất như máy cày bừa, máy gặt đập liên hợp, máy gieo hạt, máy cấy, phương tiện vận chuyển cơ giới …khi đó hao phí thời gian lao động ít, lao động sống được giải phóng, giảm được lao động cực nhọc của người dân, năng suất lao động cao, hiệu quả sản xuất tốt hơn. Mặt khác DĐ, ĐT sẽ giảm được chi phí lao động, tiết kiệm được các chi phí đầu tư khác như: giống, phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, thời gian lao động, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống nhân dân và ổn định xã hội.
+ DĐ, ĐT sẽ tạo điều kiện sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đủ lớn giúp cho công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông sản. Bởi vì đến giai đoạn hiện nay nước ta không chỉ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực mà còn là cường quốc xuất khẩu lương thực trên thế giới. Do vậy vấn đề đặt ra là có nhất thiết phải sản xuất lương thực bằng mọi giá như hiện nay hay không? Nên chăng cần phải có sự nhìn nhận
thay đổi theo một cách mới là mạnh dạn chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực sang nuôi, trồng các cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng nông sản xuất khẩu, khai thác tốt thế mạnh của từng vùng. Muốn làm được điều này thì vai trò của việc DĐ, ĐT đóng góp rất quan trọng.
Chương 2