Trình tự các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 61 - 112)

Bước 1: Giới thiệu địa điểm:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ khảo sát địa điểm tại bộ phận một cửa của Sở Xây dựng;

Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối thẩm định, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để thẩm định nhu cầu sử dụng đất, về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất và trình Chủ tịch UBND thành phố cho phép nhà đầu tưđược khảo sát địa

điểm để lập dự án đầu tư xây dựng và hồ sơđất đaị

Thời gian giải quyết tại Sở Xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Thời gian giải quyết tại UBND thành phố không quá 05 ngày làm việc kể từ

ngày nhận được văn bản của Sở Xây dựng.

Bước 2: Thông báo chủ trương thu hồi đất; Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Cung cấp thông tin quy hoạch; Đo đạc bản đồ địa chính hoặc trích lục khu đất thực hiện dự án:

Ngay sau khi có văn bản đồng ý cho phép khảo sát đại điểm lập dự án đầu tư

của Chủ tịch UBND thành phố, trong vòng 10 ngày làm việc UBND cấp quận phải hoàn thành các công việc sau:

- UBND quận ra thông báo chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án, trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố. Nộidung thông báo thu hồi đất, gồm có: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơđịa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển;

- Chủ tịch UBND quận ra Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư – Tổ công tác đối với từng dự án hoặc giao nhiệm vụ cho tổ chức phát triển quỹđất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

* Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận gồm có: - Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp quận là chủ tịch Hội đồng;

- Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng làm Phó Chủ tịch thường trực của Hội đồng;

- Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên; - Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên; - Trưởng Phòng Quản lý đô thị - ủy viên; - Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên;

- Chủ tịch UBND cấp phườngnơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên; - Chủđầu tư - ủy viên;

- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp phườngnơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ

sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

* Thành phần của Tổ công tác gồm:

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp phườnglàm tổ trưởng;

+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp quận – tổ phó; + Cán bộđịa chính cấp phường– tổ viên;

+ Cán bộ quản lý đô thị cấp phường– tổ viên;

+ Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án – tổ

viên;

+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp phườngnơi có đất thuộc phạm vi dự án – tổ

viên;

+ Đại diện chủđầu tư – tổ viên.

- Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp quận có thể trình UBND cấp quận quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.

- Sau khi có Thông báo thu hồi tổng thể khu đất, đơn vị được giao GPMB liên hệ với đơn vị có tư cách pháp nhân để thực hiện việc trích đo địa chính khu đất; trích sao hồ sơđịa chính, lập danh sách các thửa đất bị thu hồị

Đơn vị phối hợp: UBND phường nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm phổ

biến kế hoạch khảo sát, xác định ranh giới khu đất, cung cấp tên người sử dụng đất, số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất.

Thời gian thực hiện: không quá 15 ngày làm việc.

Bước 3: Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB và phê duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp quận chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp phường nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp quận phê duyệt.

Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hội

đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp quận phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.

Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp quận có trách nhiệm ký quyết

định phê duyệt.

Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng của UBND cấp quận và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp quận phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp quận có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bước 4: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi:

Sau khi dự án đầu tưđược xét duyệt hoặc chấp thuận, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc Ban Bồi thường GPMB quận được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập phương án bồi thường chi tiết;

- Nộidung phương án bồi thường chi tiết, gồm: + Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

+ Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

+ Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp phườnghội;

+ Số tiền bồi thường, hỗ trợ; + Việc bố trí tái định cư;

+ Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

+ Việc di dời mồ mả.

- Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và danh sách thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân:

+ Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và danh sách thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp phường và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quant ham gia ý kiến;

+ Việc niêm yết phải được lập thành biên bản các xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp phường, đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp phường, đại diện những người có đất bị thu hồi;

+Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân:

+ Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyen và môi trường thẩm định; hoàn chỉnh hồ

sơ và gửi đến cơ quan tài nguyen và môi trường để thẩm định;

+ Trình UBND quận ra Quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân (Quyết định thu hồi đất đến từng hộ phải được gửi trực tiếp tới từng hộ và được công khai niêm yết tại trụ sở UBND phường và điểm sinh hoạt khu dân cư).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bước 5: Lập hồ sơ đất đai trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất:

Đối với các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, hồ sơ bao gồm:

- Văn bản cho phép khảo sát địa điểm đầu tư của chủ tịch UBND thành phố

và thông báo thu hồi đất của UBND cấp quận.

- Dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về dự án đầu tư, bản xác nhận đăng ký đầu tư của Sở kế

hoạch và Đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

- Văn bản cung cấp thông tin về quy hoạch của Sở Xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết được duyệt.

- Đơn xin giao đất hoặc thuê đất của tổ chức xin giao đất, thuê đất.

- Văn bản đề nghị giao đất, cho thuê đất của UBND cấp phường nơi có đất; Văn bản đề nghị giao đất, cho thuê đất của UBND cấp quận nơi có đất.

- Trích lục (hoặc trích đo) bản đồ địa chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản đồ dạng số và bản đồ giấy) kèm theo bảng thống kê diện tích.

- Quyết định thu hồi đất của UBND cấp quận.

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kèm theo ý kiến tổng hợp sau khi niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

- Các tài liệu khác có liên quan như: Đăng ký kinh doanh, mã số thuế, quyết

định thành lập tổ chức, văn bản của các ngành về hành lang bảo vệ đê điều, khai thác cát sỏi, bãi tập kết vật liệu xây dựng, hành lang đường điện …

Hồ sơđược lập thành 02 bộ gửi về bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian giải quyết trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ

hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyen và Môi trường thẩm định trình UBND thành phố ra quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thời gian giải quyết tại UBND thành phố trong vòng 05 ngày từ khi nhận được Hồ sơ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bước 6: Thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Sau khi có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất của UBND thành phố, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết

định, Sở tài nguyen và Môi trường thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt phương án bồi thường đối với dự án thu hồi đất từ 02 quận, quận, thị phường trở

lên; Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND cấp quận phê duyệt phương án bồi thường đối với các dự án còn lạị

- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp phường phổ biến và niêm yết công khai phương án được duyệt (thời gian niêm yết là 03 ngày), gồm: quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảng tính tiền bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư, thời gian và địa điểm chi trả tiền và thời gian bàn giao đất tại trụ

sở UBND cấp phường và điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó có nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất khu đất thu hồi của các hộ gia đình, cá nhân (nếu có) để phục vụ công tác chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

- Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bòi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt:

+ Nếu người có đất bị thu hồi nhận tiền bồi thường thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo thời gian đã có trong phương án; trường hợp việc bồi thường theo tiến độ thì chủ đầu tưđược nhận bàn giao phần diện tích đã bồi thường xong.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục cùng chính quyền và các ban ngành đoàn thểđịa phương tổ chức vận động người có đất bị thu hồị

+ Trường hợp chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi đã thỏa thuận bằng văn bản về bồi thường đất và tài sản trên đất hoặc khu đất thu hồi không phải bồi thường giải phóng mặt bằng thì UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất mà không phải chờđến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 61 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)