Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

3.2. Thực trạng quản lý đất đai

3.2.8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, đi sâu vào đời sống của người dân nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năng động và sôi động, giá trị đất đai ngày càng lớn khi gắn giá trị quyền sử dụng đất vào các hoạt động giao dịch kinh tế,

đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Quận Hoàn Kiếm đã thực hiện chuyển quyền, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định cho hàng trăm trường hợp người sử dụng đất; xác nhận cho hàng nghìn lượt trường hợp hộ gia đình dùng quyền sử

dụng đất của mình để vay vốn phát triển kinh tế hộ. Thuế nhà đất, thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, thu đầy đủ và

đều vượt kế hoạch, góp phần vào nguồn thu ngân sách của quận đồng thời nâng cao vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụđối với người sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước vềđất đaị Công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên

địa bàn quận đã có nhiều tiến bộ. Hệ thống tổ chức quản lý bộ máy nhà nước vềđất

đai được kiện toàn từ cấp quận đến cán bộđịa chính phường.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn những mặt tồn tại, hạn chế cụ thể:

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân còn nhiều khó khăn nhất là đối với nhà, đất đã cải tạo, sửa chữa trên địa bàn quận đã hình thành nhiều hình thức sở hữu nhà, sử dụng đất như nhà công tư hợp doanh, nhà công tư xen kẽ, nhà vắng chủ, nhà cải tạo, nhà người Hoạ... Bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý trong một thời gian dài dẫn đến việc quản lý và sử dụng đất trên

địa bàn rất phức tạp (các cơ sở, đơn vị, trường học, di tích lịch sử.. có dân ởđan xen do lịch sửđể lại).

- Việc quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu

đồng bộ; việc cập nhật thông tin chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thực hiện thường xuyên; thị trường bất động sản chưa được quản lý và hoạt động có hiệu quả. - Nhận thức của người dân về pháp Luật Đất đai còn hạn chế cũng như ý thức trách nhiệm của một số công dân chưa tốt đã gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Những tồn tại, hạn chế trên là do pháp luật về đất đai trong thời gian vừa qua sửa đổi bổ sung nhiều; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành đồng bộ, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành chậm theo quy định... Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp Luật Đất đai chưa rộng; nhận thức và ý thức chấp hành pháp Luật Đất đai của đội ngũ cán bộ chưa nghiêm.

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 50 - 51)