Vị trí địa lý quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 40)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Quận gồm 18 đơn vị hành chính các Phường với tổng diện tích tự nhiên là 5,287 ha trong đó mặt nước sông Hồng có diện tích 1,114 ha; Diện tích đất tự nhiên bằng 4,173 hạ

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoàn Kiếm là vùng đất trũng ven đê nằm ở phía Đông của thành phố Hà Nội, có độ sâu trung bình từ 4,5m đến 5,5m so với mặt nước biển. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau:

- Vùng bãi ven đê sông Hồng có cốt mặt đất tương đối cao, trong đó khu vực dân cư có độ cao khoảng 8,5 - 11,5 m; đất canh tác khoảng từ 6 - 8,5 m và một số

vệt trũng có cao độ khoảng 4,5 - 5,3 m. Giữa bãi và đê có nhiều hồ, đầm trũng chạy ven chân đê, là nơi giữ nước khi sông cạn; vùng này thường bị ngập nước khoảng 4 tháng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc trồng cây rau, cây màu thực phẩm. Vùng này có diện tích khoảng 18,70% diện tích của quận, chủ yếu là diện tích của 2 phường: Chương Dương và Phúc Tân

- Vùng Nộiđồng (vùng trong đê) có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; vùng này chiếm đại bộ phận diện tích của quận (chiếm 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 16 phường.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu: Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên quận Hoàn Kiếm có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là

Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; lượng bức xạ trung bình 4.270 kcal/m2;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 bình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354mm, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4mm; tổng số ngày mưa khoảng 143 ngàỵ

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80% - 90%, lượng bốc hơi trung bình 938mm/năm.

Thuỷ văn:

Chế độ thuỷ văn: Quận chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và với các đặc

điểm sau:

- Sông Hồng: là sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa bàn quận ở phía Đông (là ranh giới tự nhiên của quận với quận Long Biên) với chiều dài khoảng 3km. Chế độ thủy văn của sông Hồng chia làm hai mùa: mùa khô và mùa lũ với biên độ dao

động mực nước rất lớn, từ dưới 2m đến trên 11,5m (báo động các 3), việc thoát nước vào sông Hồng trong mùa lũ bắt buộc phải dùng bơm động lực. Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 x109m3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2 m, lưu lượng là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3m với lưu lượng 2.309m3/s. Trong mùa lũ nước sông Hồng dâng lên cao, mặt nước sông thường cao hơn mặt ruộng từ 6m - 7m; vào mùa kiệt mực nước trung bình khoảng 3m với lưu lượng 927m3/s.

3.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Về kinh tế

Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 14,89% tăng 0,9% so với kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế: Thương mại - Dịch vụ chiếm 96,2%; Công nghiệp - xây dựng 3,8%; .

Tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn đạt 23.466,6 tỷđồng bằng 6,7% so với kế hoạch năm (tăng 6,33% so cùng kỳ năm 2012).

Giá trị Công nghiệp - xây dựng: 891 tỷđồng, bằng 56% so với kế hoạch. Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 2.651,12 tỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

đồng bằng 65% so kế hoạch.

3.1.2.2. Về văn hóa – xã hội ạ Giáo dục - đào tạo

Triển khai các cuộc vận động như: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cuộc vận

động “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo”.

Đầu tư một số trường học trên địa bàn để đạt chuẩn quốc gia như: Trường tiểu học Thăng Long, Trần Quốc Toản, Mầm non A, Mẫu giáo Quang Trung

Tổ chức vận động được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tài trợ, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, học sinh là con gia đình thương binh, liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

b. Sự nghiệp y tế

Trên địa bàn quận có 10 bệnh viện đa khoa lớn có từ 300 đến 500 giường bệnh và 06 bệnh viện đa khoa tư nhân, trung tâm y tế dự phòng và 18 trạm y tế ngoài ra còn có trên 359 cơ sở hành nghề ỵ Đáp ứng đầy đủđiều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy vậy ngành y tế vẫn đầu tư mạnh để xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa không chỉđáp ứng nhu cầu của người dân của quận mà còn chữa trị một số lượng lớn nhân dân từ các khu vực khác đến khám chữa bệnh.

c. Sự nghiệp văn hoá xã hội - thể dục thể thao

Các hoạt động văn hoá và sinh hoạt tín ngưỡng thông qua sinh hoạt văn hoá , các ngày lễ truyền thống đậm đà bản sắc như: Tổ chức bắn pháo hoa hàng năm ở Bờ

Hồ, Tổ chức đêm trung thu ở tuyến phốđi bộ, Biểu diễn hát trầu văn ở chợđêm Đồng Xuân. Quận tiến hành các hội thao thể thao, giải bóng đá các cơ quan, doanh nghiệp, giải đua xe đạp vòng quanh bờ hồ, giải chạy báo Hà Nộimớị Các hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao của quận đã có đóng góp tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

d. Dân số và lao động

Hoàn Kiếm là quận có mật độ dân số cao 34.332 người/km2. Dân số của Quận tính đến hết ngày 10/7/2013 là 181.535 người (theo số liệu thống kê của Phòng Thống kê ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt, 3 năm liền là đơn vị

dẫn đầu quận; các trường hợp vi phạm chế độ chính sách Kế hoạch hóa gia đình giảm đáng kể, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 9,7% xuống còn 5,8%; số

phường, khu dân cư không có người sinh con thứ 3 tăng từ 12 lên 45 đơn vị.

Về mặt lao động năm 2013 quận có 110.373 người trong độ tuổi lao động, trong đó 105.951 người có khả năng lao động chiếm 61% trong tổng số dân, tăng so với năm 2012 là 414 ngườị Theo số liệu thống kê về tình hình lao động của quận từ

năm 2009 đến năm 2013, trung bình hàng năm quận tiếp nhận thêm khoảng 2086 số

lao động mớị

Bảng 3.1: Dân số quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2009 đến 2013

Năm Tổng số Nam Nữ 2009 178.126 89.187 88.948 2010 178.335 89.271 89.064 2011 179.117 89.459 89.658 2012 179.693 89.701 89.992 2013 181.535 90.128 91.407

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hoàn Kiếm

Về mặt lao động năm 2013 quận có 110.373 người trong độ tuổi lao động, trong đó 105.951 người có khả năng lao động chiếm 61% trong tổng số dân, tăng so với năm 2010 là 414 ngườị Theo số liệu thống kê về tình hình lao động của quận từ

năm 2009 đến năm 2013, trung bình hàng năm quận tiếp nhận thêm khoảng 2086 số

lao động mớị

Theo quy hoạch chi tiết của quận, chỉ tiêu quy hoạch về số dân đến năm 2020 là 154.000 người và dự kiến đến năm 2025 là 130.000 ngườị Tuy nhiên theo thống kê của phòng Thống kê UBND quận, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây vẫn luôn tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

3.2. Thực trạng quản lý đất đai

3.2.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa

chính

Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính cấp phường và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành nhiều lần thông qua các đợt đo bản đồ địa chính,

Đối với các phường bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập vào các kỳ kiểm kê đất

đai 5 năm một lần, bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập vào kỳ quy hoạch sử

dụng đất 10 năm một lần, bản đồđịa chính được lập vào giai đoạn 2009 - 2010.

Đo vẽ lập bản đồ địa chính xong cho 18 phường (trong đó 2/18 phường, phường năm 2007 đã đo chỉnh lý biến động bản đồ địa chính các khu vực có biến

động lớn). Tổng diện tích của quận sau đo đạc là 5.287,28 ha đất tự nhiên.

3.2.2. Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất

Về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở quận và các phường được triển khai khá đồng bộ. Hiện nay đang tiến hành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011- 2015. Việc sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 tương đối ổn định được quy hoạch theo Quyết định 96/2000/ QĐ-UB ngày 7/11/2000 của UBND thành phố Hà Nộivề quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai tỷ lệ 1/2000 quận Hoàn Kiếm, làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất

đai trên địa bàn quận, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất theo chiều sâu nhằm sử dụng có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

3.2.3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực

hiện các văn bản đó

Sau khi luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong quận thực hiện việc quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên đã góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn,

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân quận cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, quận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 còn tổ chức các hội thi, hội thảo; hỏi đáp (kèm theo tài liệu); tuyên truyền qua hệ

thống phát thanh, truyền thanh của quận, phường, thị trấn; tổ chức tuyên truyền lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư, tổ dân phố.

3.2.3. Giao đất, cho thuê đất

Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chủ yếu phục vụ

cho các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, dự án tạo động lực phát triển kinh tế và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng. Ngoài ra cùng với các ngành chức năng của thành phố, quận tổ chức bàn giao đất cho các chủ dự án đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn quận.

3.2.4. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử

dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Quận đã lập sổ sách hồ sơ địa chính theo đơn vị hành chính cấp phường, bao gồm: sổ mục kê, sổđăng ký, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, được lập theo mẫu mới (Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT) và được lưu trữ đồng bộ ở quận và lưu tại cấp phường.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở: đến nay đã cấp được 15.289 GCN, hoàn thành cơ bản việc cấp GCN cho 16 phường trong đê đối với các hồ sơđủđiều kiện, còn 2 phường Chương Dương và Phúc Tân tiếp tục triển khaị

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng đất công đã được lập hồ sơ theo Chỉ

thị 245/CT của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Chỉ thị số 15/2002/CT-UB ngày 24/4/2001 và Quyết định 196/2005/QĐ-UB ngày 23/11/2005 của UBND thành phố

Hà Nộivề kê khai, xử lý tài sản công là nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của các cơ

quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đã có 829 đơn vị kê khai 1200 địa điểm với tổng số diện tích đất là 1.042.835 m2; Đã đề

xuất sử lý, kiểm tra 139 địa điểm. Quận đã hoàn thành việc kê khai và đã lập hồ sơ

báo cáo UBND TP Hà Nội, Sở tài nguyên môi trường, Sở Tài chính.

Nhìn chung, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và luôn đáp ứng kịp thời cho người sử dụng đất mới để đảm bảo quyền lợi,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 nghĩa vụ cũng như việc phục vụ hiệu quảđối với công tác quản lý nhà nước.

3.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện hàng năm theo đúng quy

định của Luật Đất đai nhằm phản ánh kịp thời nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực; cũng như những biến động trong quá trình sử dụng đất, từ đó có những

định hướng và sựđiều chỉnh kịp thời, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - phường của quận, cũng nhưđịnh hướng phát triển chung của Thành phố. Việc tổng kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần vào các năm 1995, 2000, 2005, 2010 qua đó xác định cơ cấu và biến động trong việc sử dụng đất vào các mục đích qua từng thời Theo số liệu thống kê, kiểm kê đến 31/12/2013 (bảng 3.1), tổng diện tích tự nhiên quận 528,75 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: 15,31 ha, chiếm 2,9 % diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: 417,56 ha, chiếm 78,97 % diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 95,88 ha, chiếm 17,94 % diện tích tự nhiên

Bảng 3.2: Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng đất năm 2013 TT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) diện tích tự nhiên (%) Tỷ lệ so với tổng TT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) diện tích tự nhiên (%) Tỷ lệ so với tổng

1 Hộ gia đình cá nhân sử dụng 161,56 31,52 2 UBND các phường sử dụng 0,76 0,15 3 Tổ chức kinh tế sử dụng 46,99 9,17 4 Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 6,49 1,27 5 Tổ chức khác sử dụng 80,57 15,72 6 Liên Doanh với nước ngoài 3,49 0,35

7 100% vốn nước ngoài 0,03 0,01

8 Tổ chức ngoại giao 4,63 0,9

9 Cộng đồng dân cư sử dụng 0,64 0,12 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Bảng 3.3: Thống kê diện tích đất, dân số, số hộ năm 2013 STT Tên phường Diện tích ( ha) Số hộ Dân số

Một phần của tài liệu đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận hoàn kiếm thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)