Kết quả đánh giá mức độ kháng bệnh của một số giống lúa đang trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 68 - 72)

- Thời gian từ 19/5 đến 16/6 t−ơng ứng với giai đoạn phơi màu đến khi lúa chín hoàn toàn, ở giai đoạn này điều tra bệnh đạo ôn gây hại trên bông lúa.

4.3.1. Kết quả đánh giá mức độ kháng bệnh của một số giống lúa đang trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà

trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội với một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.

Hiện nay Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I đang bảo quản và nghiên cứu nhiều dòng giống lúa nhằm chọn ra dòng giống có năng suất cao, chất l−ợng tốt đồng thời chống chịu đ−ợc một số loài sâu bệnh chính trong đó có bệnh đạo ôn. Vì vậy chúng tôi đã chọn một số dòng giống lúa có triển vọng của Viện Sinh học Nông nghiệp để nghiên cứu khả năng kháng một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. gây bệnh đạo ôn.

Từ các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. đã xác định đ−ợc ở các mẫu phân lập nấm gây bệnh đạo ôn ngoài đồng ruộng trên các giống lúa ở các địa điểm khác nhau. Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ kháng bệnh của 11 giống lúa đang trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội với với các chủng nấm này bằng ph−ơng pháp lây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà l−ới. Sau khi lây nhiễm các chủng sinh lý nấm

Pyricularia oryzae Cav. các giống lúa đã biểu hiện mức độ kháng, nhiễm bệnh khác nhau. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.7

Giống T1S-96 khi bị lây nhiễm bởi các chủng: 210.4, 157.7, 000.0, 003.6 thì biểu hiện bệnh trên lá ở cấp 3, bởi các chủng 001.0, 506.6 biểu hiện bệnh trên lá ở cấp 2.

Giống R4 bị nhiễm bệnh ở cấp 3 với chủng 000.0, ở cấp 2 với chủng 157.7 và chủng 001.0, nhiễm bệnh ở cấp 1 với chủng 210.4, 003.6 và 506.6.

Giống PSs bị nhiễm bệnh ở cấp 3 với hầu hết các chủng, chỉ với chủng 003.6 thì biểu hiện bệnh ở cấp 2.

Bảng 4.7: Cấp bệnh đạo ôn trên một số giống lúa đang trồng nghiên cứu, khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội do lây nhiễm

bệnh nhân tạo một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. Cấp bệnh trên các giống lúa do lây nhiễm các chủng sinh lý (race) nấm Pyricularia oryzae Cav. STT Giống lúa Chủng 210.4 Chủng 157.7 Chủng 001.0 Chủng 000.0 Chủng 003.6 Chủng 506.6 1 T1S-96 3 3 2 3 3 2 2 R3 3 1 2 2 3 1 3 TH3-3 2 2 3 2 3 1 4 TH3-4 3 1 3 1 1 2 5 R4 1 2 2 3 1 1 6 TH3-17 1 2 2 1 3 3 7 R17 1 1 3 2 4 3 8 TH3-11 2 3 3 4 1 1 9 Peiai64S 2 3 1 3 2 2 10 R1 3 1 2 2 3 3 11 PS S 3 3 3 3 2 3

Ghi chú: Cấp 0: Kháng cao; Cấp1, 2: Kháng; Cấp 3: Nhiễm; Cấp 4: Nhiễm nặng

- Các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. gây bệnh trên các giống lúa khác nhau thì mức độ nhiễm bệnh trên các giống lúa cũng khác nhau.

Chủng 157.7 gây bệnh trên các giống lúa thì các giống T1S-96, TH3-11, Peiai64S, PSS biểu hiện bệnh ở cấp 3, các giống TH3-3, R4, TH3-17 biểu hiện bệnh ở cấp 2, các giống R3, TH3-4, R17, R1 biểu hiện bệnh ở cấp 1.

Chủng 000.0 gây bệnh trên các giống lúa cho thấy: giống lúa TH3-11 biểu hiện vết bệnh ở cấp 4, các giống T1S-96, R4, Peiai64S, PSS biểu hiện vết bệnh ở cấp 3, các giống R3, TH3-3, R17 và R1 biểu hiện vết bệnh ở cấp 2, còn 2 giống TH3-4, TH3-17 biểu hiện vết bệnh ở cấp 1.

Từ kết quả ở bảng 4.7 chúng tôi xác định phản ứng kháng bệnh của các giống lúa với các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav., kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8: Mức độ kháng bệnh đạo ôn của một số giống lúa đang trồng nghiên cứu, khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội với

một số chủng sinh lý (race) nấm Pyricularia oryzae Cav.

Phản ứng kháng bệnh trên các giống lúa lây nhiễm bởi các chủng sinh lý (race) nấm Pyricularia oryzae Cav. STT Giống lúa Chủng 210.4 Chủng 157.7 Chủng 001.0 Chủng 000.0 Chủng 003.6 Chủng 506.6 1 T1S-96 S S R S S R 2 R3 S R R R S R 3 TH3-3 R R S R S R 4 TH3-4 S R S R R R 5 R4 R R R S R R 6 TH3-17 R R R R S S 7 R17 R R S R HS S 8 TH3-11 R S S HS R R 9 Peiai64S R S R S R R 10 R1 S R R R S S 11 PS S S S S S R S Ghi chú: HR: Kháng cao (cấp 0); R: Kháng (cấp 1, 2); S: Nhiễm (cấp 3); HS: Nhiễm nặng (cấp 4)

Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy:

Giống lúa PSS có phản ứng nhiễm bệnh với hầu hết các chủng nấm

Pyricularia oryzae Cav., chỉ có phản ứng kháng bệnh với chủng 003.6

Giống R4 chỉ có phản ứng nhiễm bệnh với chủng 000.0 và có phản ứng kháng bệnh với các chủng nấm 210.4, 157.7, 001.0, 003.6, 506.6 .

Giống R17 có phản ứng nhiễm bệnh nặng với chủng 003.6, nhiễm với chủng 001.0 và 506.6 nh−ng lại kháng với chủng 210.4, 157.7 và 000.0

Chủng 000.0 khi lây bệnh trên các giống lúa cho thấy: giống TH3-11 có phản ứng nhiễm nặng, 4 giống T1S-96, R4, Peiai64S và PS S có phản ứng nhiễm, còn 6 giống R3, TH3-3, TH3-4, TH3-17, R17, R1 có phản ứng kháng.

Chủng 506.6 khi lây bệnh trên các giống lúa cho thấy: 4 giống TH3-17, R17, R1, PS S cho phản ứng nhiễm bệnh, 7 giống T1S-96, R3, TH3-3, TH3-4, R4, TH3-11, Peiai64S cho phản ứng kháng bệnh.

Qua những kết quả trên cho chúng ta thấy tất cả các giống lúa trong 11 giống đang trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội không có giống nào kháng bệnh hoàn toàn với tất cả 6 chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.

Có 6 giống lúa là TH3-3, R4, TH3-17, R17, TH3-11, Peiai64S kháng bệnh với chủng 210.4

Có 7 giống lúa là R3, TH3-3, TH3-4, R4, TH3-17, R17, R1 kháng bệnh với chủng 157.7

Có 6 giống lúa là R1, T1S-96, R3, R4, TH3-17, Peiai64S kháng bệnh với chủng 001.0

Có 6 giống lúa là R3, TH3-3, TH3-4, TH3-17, R17, R1 biểu hiện phản ứng kháng bệnh, giống TH3-11 biểu hiện phản ứng kháng bệnh cao với chủng 000.0

Có 5 giống lúa là TH3-4, R4, TH3-11, Peiai64S, PS S biểu hiện phản ứng kháng bệnh với chủng 003.6, giống R17 có phản ứng kháng bệnh cao.

Có 7 giống lúa là T1S-96, R3, TH3-3, TH3-4, R4, TH3-11, Peiai64S biểu hiện phản ứng kháng bệnh với chủng 506.6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 68 - 72)