Thí nghiệm phun phòng bệnh (phun thuốc tr−ớc lây bệnh sau)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 102 - 106)

- Thời gian từ 19/5 đến 16/6 t−ơng ứng với giai đoạn phơi màu đến khi lúa chín hoàn toàn, ở giai đoạn này điều tra bệnh đạo ôn gây hại trên bông lúa.

Pyricularia oryzae Cav trong điều kiện nhà l−ớ

4.6.2. Thí nghiệm phun phòng bệnh (phun thuốc tr−ớc lây bệnh sau)

ở thí nghiệm này chúng tôi tiến hành phun thuốc lên lúa tr−ớc, 2 ngày sau chúng tôi tiến hành phun dung dịch bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav. của chủng 003.6 để lây bệnh nhân tạo trên giống lúa K59. Sau đó theo dõi số lá bị bệnh, phân cấp lá bị bệnh ở các thời điểm 7, 14, 21 ngày sau khi phun thuốc để tính tỷ lệ bệnh % và chỉ số bệnh %. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.18

Số liệu thu đ−ợc cho thấy:

- ở các công thức thí nghiệm mức độ phát triển của bệnh thấp và chậm hơn nhiều so với đối chứng.

- Công thức Rabcide 0,1% sau phun 7 ngày chỉ số bệnh là 7,63% và sau phun 21 ngày chỉ số bệnh là 19,24%.

Bảng 4.18: Hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng bệnh đạo ôn hại lúa trong điều kiện nhà l−ới vụ xuân 2005

(Phun thuốc tr−ớc - Lây bệnh sau)

Mức độ nhiễm bệnh sau phun 7 ngày 14 ngày 21 ngày

Hiệu lực phòng bệnh sau phun (%) STT Công thức thí nghiệm TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 1 Rabcide 30WP 0,1 % 33,49 7,63 37,22 13,18 44,87 19,24 57,65b 60,10c 57,24c 2 Rabcide30WP 0,15% 27,22 5,62 32,42 9,62 39,46 13,64 68,76a 70,92b 69,79b

3 Rabcide30WP 0,2% 24,27 4,11 27,96 5,77 37,20 8,88 77,17a 82,55a 80,31a

4 Fujione 40EC 0,1% 21,40 4,50 24,75 6,49 34,13 9,45 75,10a 80,40a 79,04a

5 ĐC 43,33 18,27 55,65 33,23 74,27 44,75 - - -

LSD 5% 10,96 9,27 9,0

CV % 7,9 6,3 6,3

Ghi chú: - TLB(%): Tỷ lệ bệnh (%) - CSB(%): Chỉ số bệnh (%) - Sử dụng chủng nấm 003.6 lây nhiễm trên giống lúa K59.

- Công thức Rabcide 0,15% sau phun 7 ngày chỉ số bệnh là 5,62% và sau phun 21 ngày chỉ số bệnh 13,64%.

- Công thức Rabcide 0,2% sau phun 7 ngày chỉ số bệnh là 4,11% và sau phun 21 ngày chỉ số bệnh 8,88%.

- Công thức Fujione 0,1% sau phun 7 ngày chỉ số bệnh là 4,50% và sau phun 21 ngày chỉ số bệnh 9,45%.

- Công thức đối chứng không phun thuốc mức độ hại của bệnh rất nặng sau 7 ngày chỉ số bệnh là 18,27% và sau 21 ngày chỉ số bệnh 44,75%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Hiệu lực của thuốc (%)

7 14 21

Thời gian sau phun thuốc (ngày)

Rabcide 30WP 0,1% Rabcide 30WP 0,15%

Rabcide 30WP 0,2% Fujione 40EC 0,1%

Đồ thị 4.5: Hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng bệnh đạo ôn hại lúa trong điều kiện nhà l−ới vụ xuân 2005

(Phun thuốc tr−ớc - lây bệnh sau) Kết quả tính hiệu lực của thuốc cho thấy:

Công thức thuốc Rabcide 0,1% có hiệu lực phòng trừ bệnh thấp nhất, sau phun 7 ngày 57,65%, sau phun 14 ngày 60,1%, sau phun 21 ngày 57,24%. Sau đó đến công thức thuốc Rabcide 0,15% sau phun 7 ngày hiệu lực đạt 68,76%, sau phun 14 ngày 70,92%, sau phun 21 ngày 69,79%. Tiếp đến là

công thức thuốc Fujione 0,1% sau phun 7 ngày hiệu lực là 75,1%, sau phun 14 ngày 80,4%, sau phun 21 ngày có hiệu lực 79,04% và công thức thuốc Rabcide 0,2% có hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất, sau phun 7 ngày hiệu lực đạt 77,17%, sau phun 14 ngày 82,55%, sau phun 21 ngày 80,31% (đồ thị 4.5)

Kết quả phân tích thống kê cho thấy:

- 7 ngày sau khi phun thuốc hiệu lực của thuốc Rabcide30WP 0,15%, Rabcide 30WP 0,2%, Fujione 0,1% có hiệu lực trừ bệnh đạo ôn t−ơng đ−ơng nhau (mức a) cao hơn so với công thức thuốc Rabcide 30WP 0,1%(mức b).

- 14, 21 ngày sau khi phun thuốc công thức thuốc Rabcide 30WP 0,2% và Fujione 40EC có hiệu lực trừ bệnh cao nhất (mức a).

Nh− vậy qua hai thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc Rabcide 30WP ở các nồng độ khác nhau và thuốc Fujione 40EC bằng ph−ơng pháp phun phòng và phun trừ trong điều kiện nhà l−ới cho chúng tôi thấy:

ở các nồng độ thuốc Rabcide khác nhau thì hiệu lực của thuốc đối với bệnh đạo ôn cũng khác nhau và có hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn cao nhất ở nồng độ 0,2%.

Thuốc Fujione 0,1% có hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn t−ơng đ−ơng với thuốc Rabcide 0,2%.

Hiệu quả của hai thuốc trừ bệnh thông qua hai thí nghiệm phun phòng và phun trừ bệnh đạo ôn cho thấy hiệu quả của thuốc ở thí nghiệm phun phòng cao hơn so với ở thí nghiệm phun trừ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)