+ Tiến hành phun thuốc khi cây lúa đ−ợc 3 - 4 lá (khoảng 18 - 20 ngày sau khi gieo), phun thuốc −ớt đều lá lúa.
+ Tiến hành lây bệnh nhân tạo sau khi phun thuốc 2 ngày bằng ph−ơng pháp lây bệnh nhân tạo.
+ Thời gian theo dõi: Sau khi lây nhiễm 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày. + Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh%, chỉ số bệnh %.
Cấp bệnh đ−ợc phân chia theo thang 5 cấp [33]
Cấp 0: Không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Cấp 1: Vết bệnh màu nâu nhỏ hơn 0,5mm, không sản sinh bào tử. Cấp 2: Vết bệnh màu nâu từ 0,5-1mm, không sản sinh bào tử.
Cấp 3: Vết bệnh tròn hoặc có hình elip, kích th−ớc 1-3mm có viền màu nâu, trung tâm vết bệnh có màu xám và có khả năng sinh bào tử.
Cấp 4: Vết bệnh hình thoi điển hình, có khả năng sinh bào tử. Xung quanh vết bệnh có viền màu nâu, ở giữa màu xám hoặc thấm n−ớc.
Cấp 5: Vết bệnh điển hình, các vết bệnh liên kết với nhau, trên cây có từ 1-2 lá có diện tích bệnh 50% trở lên.
3.4.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng a. Ph−ơng pháp điều tra bệnh ngoài đồng ruộng [33] a. Ph−ơng pháp điều tra bệnh ngoài đồng ruộng [33] - Điều tra tình hình bệnh:
+ Ruộng điều tra: Trên mỗi giống, mỗi đợt gieo cấy khác nhau, mỗi loại chân đất khác nhau, cánh đồng khác nhau: lấy 3 ruộng đại diện.
+ Điểm điều tra: Mỗi ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 10 khóm, mỗi khóm 1 dảnh cây điều tra đầu tiên cách bờ ít nhất 2 mét.
+ Chỉ tiêu điều tra: Điều tra số lá, bông bị bệnh và phân cấp lá, bông bị bệnh để tính chỉ số bệnh %, tỷ lệ bệnh %.
+ Thời gian điều tra: Giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng, trỗ, chín sáp.